Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định những gì?
Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
b) Dự thảo điều ước quốc tế xác định biên giới quốc gia và các vùng biển Việt Nam; phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo; các phương án hoạch định biên giới quốc gia, xác định ranh giới vùng trời và các vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng;
c) Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia hoặc liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
b) Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ.
.......
Theo đó Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định các nội dung sau đây:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
- Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Bên cạnh đó Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền những nội dung sau:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
- Dự thảo điều ước quốc tế xác định biên giới quốc gia và các vùng biển Việt Nam; phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo; các phương án hoạch định biên giới quốc gia, xác định ranh giới vùng trời và các vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng;
- Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia hoặc liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định những gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 3 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Biên giới Việt - Trung.
2. Vụ Biên giới phía Tây.
3. Vụ Biển.
4. Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu.
5. Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Văn phòng được tổ chức 04 phòng.
Việc ban hành các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia được quy định như sau:
- Vụ Biên giới Việt - Trung.
- Vụ Biên giới phía Tây.
- Vụ Biển.
- Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu.
- Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Văn phòng được tổ chức 04 phòng.
Việc ban hành các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia?
Căn cứ quy định Điều 4 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo của Ủy ban như sau:
Lãnh đạo của Ủy ban
1. Ủy ban có Chủ nhiệm và không quá 04 Phó Chủ nhiệm.
2. Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Ủy ban. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban.
3. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Ủy ban. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?