Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất?
Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất?
Tính đến thời điểm năm 2023 thì quần thể danh thắng Tràng An (ở Ninh Bình) là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2014 và cũng là di sản được UNESCO công nhận gần đây nhất.
Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Nam. Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích khoảng 6.172 ha, bao gồm khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư và vùng đệm.
Đến Tràng An, du khách phải vượt qua 486 bậc đá để lên Hang Múa ngắm cảnh đẹp. Từ trên đỉnh núi Múa, du khách có thể bao quát toàn cảnh khu danh thắng Tràng An, với những dãy núi đá vôi hùng vĩ, những cánh đồng lúa xanh mướt, và những dòng sông uốn lượn.
Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo.
Di sản văn hóa nào của Việt Nam được UNESCO công nhận gần đây nhất? (Hình từ Internet)
Di sản văn hóa được phân loại như thế nào?
Tại Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001 có quy định về các di sản văn hóa như sau:
Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP có phân loại các di sản văn hóa như sau:
Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, di sản văn hóa gồm có di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, được phân loại như sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể gồm có:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.
- Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với các di sản văn hoá?
Tại Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định 5 hành vi bị nghiêm cấm đối với di sản văn hoá như sau:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Hành vi nào được xem là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Tại Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP có quy định về những hành vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa như sau:
Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.
Như vậy, hành vi được xem là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể là:
- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?