Kíp nổ vi sai phi điện phải đáp ứng quy định kỹ thuật theo QCVN 07:2012/BCT như thế nào?
Kíp nổ vi sai phi điện phải đáp ứng quy định kỹ thuật theo QCVN 07:2012/BCT như thế nào?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2012/BCT, quy định kỹ thuật đối với kíp nổ vi sai phi điện như sau:
(1) Dây dẫn tín hiệu nổ
Dây dẫn tín hiệu nổ của kíp nổ vi sai phi điện phải đạt yêu cầu theo QCVN 06: 2012/BCT.
(2) Khả năng chịu chấn động
Kíp không phát nổ hoặc hư hỏng kết cấu khi thử chấn động trên máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ 150 mm, tần số dao động 60 lần/phút, trong thời gian 5 phút.
(3) Cường độ nổ
Cường độ nổ của kíp nổ vi sai phi điện gồm có 2 mức:
- Kíp trên mặt loại đặc biệt đạt cường độ nổ số 6, tương đương với khi thử cường độ phải xuyên thủng tấm chì dày 4 mm, đường kính lỗ xuyên chì lớn hơn đường kính ngoài của kíp.
- Kíp loại tiêu chuẩn và kíp xuống lỗ loại đặc biệt đạt cường độ nổ số 8, tương đương với khi thử cường độ phải xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì lớn hơn đường kính ngoài của kíp.
(4) Khả năng chịu nước
Ngâm nước ở độ sâu 20 m hoặc trong bình nước có áp suất 0,2 Mpa (2,0 bar), trong thời gian 8giờ, sau đó lấy ra thử phát hỏa và đo thời gian giữ chậm, yêu cầu phải phát hỏa và đạt yêu cầu về thời gian giữ chậm.
(5) Độ bền mối ghép miệng
Chịu lực kéo tĩnh 20 N (tương đương với việc treo quả cân có khối lượng 2,0 kg), trong thời gian 1 phút, dây dẫn tín hiệu nổ không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy.
(6) Thời gian giữ chậm
- Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện tiêu chuẩn quy định trong bảng sau:
- Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại đặc biệt quy định trong bảng sau:
Cho phép nhà sản xuất thay đổi số vi sai và thời gian giữ chậm cho phù hợp yêu cầu sử dụng.
(7) Ghi nhãn
Ghi nhãn theo quy định của Nhà nước, nội dung gồm:
- Tên sản phẩm;
- Số (đối với kíp tiêu chuẩn) hoặc loại (đối với kíp đặc biệt);
- Chiều dài dây dẫn nổ;
- Số lượng;
- Lô, tháng-năm sản xuất;
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
- Khối lượng;
- Mã phân loại theo quy định của quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT;
- Ký hiệu: “nhẹ tay”, “tránh mưa nắng”, “chiều đặt hòm”, “vật liệu nổ cháy”.
(8) Vận chuyển, bảo quản
Vận chuyển, bảo quản kíp nổ vi sai phi điện tuân theo quy định trong quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.
Kíp nổ vi sai phi điện phải đáp ứng quy định kỹ thuật theo QCVN 07:2012/BCT như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện được thực hiện như thế nào?
Tại Tiết 3.2.3 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2012/BCT có quy định cách tiến hành thử khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện được thực hiện như sau:
Bước 1: Lần lượt đặt từng mẫu thử vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động cho hết số lượng, sao cho các kíp không chạm nhau, dùng bìa, giấy hoặc vải khô chèn chặt;
Bước 2: Gài khóa hòm chấn động;
Bước 3: Kéo puli cho cam quay nâng tấm gá trên của máy chấn động lên vị trí cao nhất;
Bước 4: Ra khỏi buồng chấn động, đóng và khóa cửa buồng;
Bước 5: Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động;
Bước 6: Khi thời gian chấn động đủ 5 phút, bấm công tắc ngừng máy, chờ máy ngừng hẳn, mở cửa vào, mở khóa hòm chấn động, lấy mẫu kiểm tra;
Việc thử khả năng chịu nước của kíp nổ vi sai phi điện được thực hiện như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2012/BCT có quy định việc thử khả năng chịu nước của kíp nổ vi sai phi điện được thực hiện như sau:
- Thiết bị, dụng cụ
+ Thiết bị ngâm nước chuyên dụng, có thể nâng áp suất của bình lên áp suất trên 0,2 Mpa (2,0 bar);
+ Máy đo thời gian, độ chính xác 10-6 s;
+ Bộ thu tín hiệu quang;
+ Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn nổ.
- Chuẩn bị mẫu thử:
+ Số lượng mẫu thử: từ 10 cái đến 20 cái. Cho phép lấy mẫu thử đã qua thử khả năng chịu chấn động hợp cách;
+ Cuốn dây dẫn nổ của mẫu thử thành cuộn, kích thước phù hợp với kích thước của bình nước, dùng dây buộc cố định.
- Tiến hành thử
Bước 1: Mở van cho nước vào đầy bình;
Bước 2: Lần lượt cho mẫu thử vào bình đến hết số lượng thử, đậy nắp bình và vặn chặt;
Bước 3: Nâng áp suất của bình lên áp suất 0,2 Mpa (2,0 bar), bắt đầu tính thời gian;
Bước 4: Khi thời gian đủ 8 giờ, mở van xả hết nước trong bình, mở nắp bình lấy mẫu thử ra;
Bước 5: Dùng giẻ khô, sạch lau hết nước trên mẫu thử;
Bước 6: Thử nổ, đo thời gian giữ chậm theo Mục 3.6.
- Đánh giá kết quả
+ Yêu cầu phát hỏa 100 % số mẫu thử. Trường hợp có 1 mẫu không phát hỏa, thì cho phép lấy mẫu thử lại lần 2, số lượng như lần 1, nếu lần thử này phát hỏa toàn bộ thì đánh giá đạt yêu cầu.
+ Thời gian giữ chậm đạt yêu cầu theo Mục 3.6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2012/BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?