Hướng dẫn 57 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa theo Bộ Y tế?

Tôi có một thắc mắc: Bộ Y tế hướng dẫn như thế nào về quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa? Mong được giải đáp thắc mắc!

Hướng dẫn 57 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa theo Bộ Y tế?

Theo Quyết định 5730/QĐ-BYT năm 2017 thì danh sách 57 kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa gồm:

1. Phẫu thuật điều trị co thắt thực quản lan tỏa

2. Các phẫu thuật thực quản khác

3. Cắt u tá tràng

4. Cắt ruột non hình chêm

5. Gỡ dính sau mổ lại

6. Đóng mở thông ruột non

7. Khâu vết thương tĩnh mạch mạc treo tràng trên

8. Khâu vết thương động mạch mạc treo tràng trên

9. Bắc cầu động mạch mạc treo tràng trên bằng đoạn tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo

10. Cắt đoạn động mạch mạc treo tràng trên, nối động mạch trực tiếp

11. Dẫn lưu hoặc mở thông manh tràng

12. Cắt túi thừa đại tràng

13. Bóc u xơ, cơ..trực tràng đường tầng sinh môn

14. Phẫu thuật điều trị bệnh Verneuil

15. Điều trị hẹp hậu môn bằng cắt vòng xơ, tạo hình hậu môn

16. Phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn (condylome)

17. Cắt u lành tính ống hậu môn (u cơ, polyp...)

18. Phẫu thuật điều trị táo bón do rối loạn co thắt cơ mu - trực tràng (Anismus)

19. Phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương tầng sinh môn đơn giản

20. Phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương tầng sinh môn phức tạp

21. Cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối trực tiếp

22. Cắt đoạn tĩnh mạch cửa, ghép tự thân

23. Cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối bằng mạch nhân tạo

24. Lấy huyết khối tĩnh mạch cửa

25. Cắt lọc nhu mô gan

26. Thăm dò kết hợp với tiêm cồn hoặc đốt sóng cao tần hoặc áp lạnh

27. Mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật, nội soi đường mật

28. Mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật, nội soi tán sỏi đường mật

29. Phẫu thuật Frey điều trị sỏi tụy, viêm tụy mạn

30. Phẫu thuật Puestow - Gillesby

31. Khâu vết thương lách

32. Bảo tồn lách vỡ bằng lưới sinh học

33. Các phẫu thuật lách khác

34. Phẫu thuật rò, nang ống rốn tràng, niệu rốn (Phẫu thuật nang niệu rốn)

35. Phẫu thuật khâu lỗ thủng cơ hoành do vết thương

36. Phẫu thuật khâu vỡ cơ hoành

37. Phẫu thuật điều trị thoát vị khe hoành

38. Phẫu thuật điều trị thoát vị hoành bẩm sinh (Bochdalek)

39. Phẫu thuật điều trị nhão cơ hoành

40. Phẫu thuật cắt u cơ hoành

41. Khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ

42. Khâu vết thương thành bụng

43. Phẫu thuật mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu

44. Lấy mạc nối lớn và mạc nối nhỏ

45. Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất trong phúc mạc trong mổ

46. Bóc phúc mạc kèm điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ

47. Bóc phúc mạc kèm điều trị hóa chất trong phúc mạc trong mổ

48. Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ

49. Phẫu thuật lấy u sau phúc mạc

50. Phẫu thuật điều trị đại tiện mất tự chủ

51. Đóng rò trực tràng- âm đạo

52. Phẫu thuật lấy toàn bộ trĩ vòng

53. Phẫu thuật Longo

54. Đóng rò trực tràng- bàng quang

55. Phẫu thuật Longo kết hợp với khâu treo trĩ

56. Phẫu thuật khâu treo và tiệt mạch trĩ

57. Bóc u xơ, cơ...trực tràng đường ổ bụng

Hướng dẫn 57 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa theo Bộ Y tế?

Hướng dẫn 57 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa theo Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan như thế nào theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 5730/QĐ-BYT năm 2017 thì các bước tiến hành phẫu thuật cắt lọc nhu mô gan được hướng dẫn như sau:

Bước 1: mở bụng: tùy theo kích thước thương tổn mà có thể lựa chọn các đường mổ như: Đường trắng giữa trên dưới rốn, đường dưới sườn mở rộng lên mũi ức (đường Mercedes) hoặc đường chữ dưới sườn bên phải.

Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể toàn bộ gan và phần gan bị tổn thương. Chèn gạc tạm thời đối với các tổn thương đang chảy máu. Thăm khám, đánh giá các bộ phận khác như: dạ dày, ruột non, đại tràng, lách…

Bước 3: Giải phóng gan: Tuỳ tổn thương mà tiến hành giải phóng gan bên nào hoặc đôi khi phải giải phóng cả 2 bên gan bằng việc cắt dây chằng tròn, dây chằng liềm, dây chằng tam giác.

Bước 4: Kiểm soát cuống gan có thể luồn dây kiểm soát toàn bộ cuống gan trước khi tiến hành cắt lọc nhu mô gan. Có thể kiểm soát toàn bộ cuống hoặc chọn lọc nửa cuống gan.

Bước 5: Cắt lọc nhu mô gan

- Nhận định ranh giới vùng nhu mô gan hoại tử hoặc không có khả năng hồi phục với nhu mô gan lành. Việc cắt lọc không theo giải phẫu mà theo thương tổn nhưng cần đảm bảo phần nhu gan để lại được nuôi dưỡng và dẫn lưu máu tĩnh mạch tốt.

- Cắt nhu mô gan bằng pincer, bằng dao siêu âm. Trong quá trình cắt nhu mô gan có thể cặp cuống gan toàn bộ, thời gian cặp mỗi lần không quá 15', giữa các lần cặp nghỉ 5’ hoặc không (bản thân cuống trái đã được cặp chọn lọc).

Phẫu tích và buộc toàn bộ các nhánh mạch ở diện cắt gan có thể dùng dao lưỡng cực, clip mạch máu hoặc dao siêu âm để cầm máu các nhánh nhỏ.

- Kiểm tra cầm máu diện cắt gan: sau khi cắt gan xong cần kiểm tra cẩn thận và khâu cầm máu các mũi chữ X, U những điểm chảy máu, hoặc đốt điện dao lưỡng cực. Trường hợp rối loạn đông máu, không cầm được máu phải chèn gạc ở diện cắt gan hoặc khâu ép toàn bộ diện cắt gan.

- Có thể phải dẫn lưu đường mật hoặc mở đường mật lấy sỏi đối với những người bệnh áp xe gan đường mật.

Bước 6: Đặt dẫn lưu tại diện cắt, ổ áp xe và đóng bụng theo lớp giải phẫu.

Hướng dẫn kỹ thuật khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ như thế nào theo Bộ Y tế?

Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 5730/QĐ-BYT năm 2017 thì các bước tiến hành khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ được hướng dẫn như sau:

[1] Với những trường hợp toác vết mổ đơn thuần:

- Làm sạch vết mổ: Lấy hết tổ chức giả mạc, bộc lộ cân cơ

- Khâu lại thành bụng:

- Vết mổ sạch: Khâu cân cơ bằng chỉ vicryl số 1, khoảng cách mỗi mũi khâu 1,5-2cm. Khâu da thưa.

- Vết mổ bẩn: Đóng cân cơ - da một lớp có hoặc không có cầu phao.

[2] Với những trường hợp toác vết mổ có biến chứng của lần mổ trước:

- Bóc tách gỡ dính các tạng với nhau, với mép vết mổ và đưa vào trong ổ bụng. Làm xẹp ruột.

- Thăm dò ổ bụng.

- Lấy dịch, bệnh phẩm làm vi sinh, kháng sinh đồ.

- Lau rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu, sắp xếp lại các quai ruột.

- Khâu phục hồi thành bụng bằng đóng thành bụng một lớp. Khâu một lớp đi từ da cách mép vết mổ từ 1,5 - 2cm xuyên vào tới phúc mạc của mổ mép vết mổ (gồm tất cả các lớp) và tiếp tục từ phúc mạc ra da mép vết mổ đối diện cân xứng rồi thắt chỉ.

- Phương pháp này dùng các loại chỉ không tiêu hoặc tiêu chậm số 1 hoặc số 0, có thể sử dụng cầu phao hoặc có thể sử dụng chỉ kim loại, khâu bằng các mũi rời, các mũi khâu cách nhau khoảng 2 cm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào