Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất được thực hiện như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Mặt khác theo khoản 2 Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
.....
2. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Từ những quy định trên, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Mẫu 2 - 18 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
Tải về mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Tại đây
Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức lệ phí khi tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mức lệ phí để thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị mất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:
Các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
c) Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
d) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
2. Doanh nghiệp được tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận;
b) Phải đăng ký thay đổi một số nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi;
c) Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý từ “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.
Theo đó, trường hợp không được thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
[1] Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
[2] Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
[3] Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
[4] Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?