Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào theo QCVN 34:2010/BTNMT?

Cho tôi hỏi: Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào? Câu hỏi từ anh Hoàng - Đà Nẵng

Đối tượng nào không được áp dụng trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT?

Căn cứ Tiểu mục 1.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp lọc hoá dầu vào môi trường không khí.
Không áp dụng Quy chuẩn này đối với các lĩnh vực sản xuất nằm trong cơ sở lọc hoá dầu đã ban hành quy chuẩn riêng.

Như vậy, không áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT đối với các lĩnh vực sản xuất nằm trong cơ sở lọc hoá dầu đã ban hành quy chuẩn riêng.

Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào theo QCVN 34:2010/BTNMT?

Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT quy định kỹ thuật như sau:

(1) Trong quá trình hoạt động bình thường, giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

- Cmax là giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

- C là giá trị của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu quy định tại mục 2 QCVN 34:2010/BTNMT;

- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 3 QCVN 34:2010/BTNMT;

- Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 4 QCVN 34:2010/BTNMT.

(2) Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được quy định tại Bảng 1:

Bảng 1: Giá trị C của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax của các thông số ô nhiễm trong khí thải của cơ sở lọc hoá dầu hoạt động trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.

- Cột B quy định giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax của các thông số ô nhiễm trong khí thải của cơ sở lọc hoá dầu xây dựng mới.

- Ngoài 05 thông số quy định tại Bảng 1, tùy theo yêu cầu và mục đích quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, các thông số ô nhiễm khác phải áp dụng theo quy định tại QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

(3) Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp của các cơ sở lọc hoá dầu tính riêng cho từng ống khói và được quy định tại Bảng 2:

Bảng 2: Hệ số Kp áp dụng cho từng ống khói

(4) Hệ số vùng, khu vực Kv ứng với địa điểm đặt các cơ sở lọc hoá dầu được quy định tại Bảng 3:

Bảng 3: Hệ số khu vực Kv

Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào theo QCVN 34:2010/BTNMT?

Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào theo QCVN 34:2010/BTNMT? (Hình từ Internet)

Không khí bị ô nhiễm thì quản lý chất lượng môi trường không khí theo kế hoạch nào?

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tại Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể:

- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.

- Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm.

Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.

- Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:

+ Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;

+ Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;

+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh;

+ Tổ chức thực hiện.

- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:

+ Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;

+ Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;

+ Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;

+ Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;

+ Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

+ Tổ chức thực hiện.

- Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.

Trân trọng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
04 trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ buồng máy của tất cả các tàu phải được kiểm tra từ ngày 01/12/2024 theo QCVN 26:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàm lượng Nicotin tối đa trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã hs đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chống hà tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào theo QCVN 74:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về kỹ thuật của khung xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 05/12/2024 như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về ghi nhãn thép không gỉ được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kỹ thuật về độ rung theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Lưới độ cao là gì? Cơ quan nào đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc Lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Dầu nhờn động cơ đốt trong có những chỉ tiêu hóa lý bắt buộc nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
250 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào