Khoản bồi dưỡng giám định tư pháp có tính thuế TNCN hay không? Có các tổ chức giám định tư pháp công lập nào?
Khoản bồi dưỡng giám định tư pháp có tính thuế TNCN hay không?
Căn cứ theo Công văn 5303/TCT-DNNCN năm 2023 hướng dẫn như sau:
Khoản b, Điểm 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
....
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, đề nghị Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa căn cứ các quy định của pháp luật liên quan để xác định khoản bồi dưỡng giám định tư pháp có phải là khoản phụ cấp đặc phù ngành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định để xác định nghĩa vụ thuế TNCN.
Căn cứ khoản b, Điểm 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp khoản bồi dưỡng giám định tư pháp trả cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc/ngày công là phụ cấp đặc thù ngành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề nhận được cao hơn mức phụ cấp đặc thù ngành nghề theo quy định thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. Các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào mức phụ cấp đặc thù ngành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Thông qua hướng dẫn của Công văn trên, để xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với khoản bồi dưỡng giám định tư pháp thì cơ quan, tổ chức cần xác định khoản phụ cấp trên có phải là khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề thì được tính thuế TNCN.
Mặt khác, đối với khoản bồi dưỡng giám định tư pháp trả cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc/ngày công là phụ cấp đặc thù ngành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì không tính thuế TNCN.
Tuy nhiên, nếu khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề nhận được cao hơn mức phụ cấp đặc thù ngành nghề theo quy định thì phần vượt phải tính thuế TNCN.
Các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào mức phụ cấp đặc thù ngành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Khoản bồi dưỡng giám định tư pháp có tính thuế TNCN hay không? Có các tổ chức giám định tư pháp công lập nào?
Giám định tư pháp là gì? Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sủa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có giải thích giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
Căn cứ tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp bao gồm:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
Hiện nay có các tổ chức giám định tư pháp công lập nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
[1] Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế.
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh.
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
[2] Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[3] Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an.
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?