Các trường hợp nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hạn chốt sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động là không quá 14 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Đầu tiên, tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Dẫn chiếu đến Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cũng có quy định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu
1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.
Như vậy, các trường hợp được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội gồm có:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu (Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) hoặc điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động (Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
- Chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Việc người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ không làm ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội (thời gian đóng vẫn được giữ nguyên như trước khi mất sổ).
Các thông tin về thời gian tham gia vẫn được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, khi mất sổ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn được giữ nguyên khi bị mất sổ.
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất gồm một đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Tải về đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động: Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?