Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại số tiền vé trong các trường hợp nào?
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại số tiền vé trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 28 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe
...
2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Thông tư này.
.....
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 26 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
....
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
....
Như vậy, hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại số tiền vé trong các trường hợp sau đây:
- Thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
- Thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
Hành khách đi xe ô tô theo tuyến cố định được nhận lại số tiền vé trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng các quy định gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
....
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
....
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
.....
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng các quy định sau đây:
- Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
- Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
- Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thể hiện rõ các nội dung gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
....
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
....
Như vậy, quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
- Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải:
+ Theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải;
+ Thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị);
+ Chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe;
+ Chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải;
+ Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình;
+ Có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách);
+ Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe;
+ Có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;
+ Chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
- Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng:
+ Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến;
+ Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe;
+ Chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?