Biện pháp bảo vệ cây xanh và duy trì cây xanh đô thị được thực hiện thông qua các hoạt động nào?
Biện pháp bảo vệ cây xanh và duy trì cây xanh đô thị được thực hiện thông qua các hoạt động nào?
Căn cứ Mục 3 Phần 2 Thông tư 20/2005/TT-BXD quy định duy trì và bảo vệ cây xanh đô thị như sau:
(1) Cắt tỉa cây trưởng thành
- Các dạng cắt tỉa cây: Hàng năm cây xanh phải được cắt tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo dáng cây và làm cho phát triển nhanh hơn và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Thời gian cắt tỉa: Để giảm khả năng có thể xảy ra bệnh tật do sâu bệnh, vi khuẩn, thời gian cắt tỉa được thực hiện theo đặc điểm khí hậu của từng vùng trung bình 2 lần/ năm, đặc biệt trước mùa mưa bão (trừ trường hợp vì lý do an toàn).
Sau khi cắt tỉa bôi thuốc để thân cây khỏi bị nấm, sâu bệnh xâm nhập.
(2) Cắt tỉa cây chưa trưởng thành (cây non)
Cắt tỉa cây sớm sẽ tăng tuổi thọ cây và hiệu quả chi phí, cây sẽ được an toàn hơn và ít cành bị gẫy. Cây non nên được cắt tỉa vào năm thứ 2 sau khi trồng để tăng cấu trúc của cây và cắt tỉa đều đặn những năm sau đó.
(3) Chăm sóc cây xanh đô thị
Kiểm tra định kỳ cắt mé cành và nhánh nặng tán, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, xử lý sâu bệnh và xử lý cây ký sinh bám trên cây chủ để tăng tuổi thọ của cây, đồng thời làm cỏ gốc, phá vỡ lớp đất mặt để khi tưới cây dễ thấm vào đất.
(4) Cây nguy hiểm và xác định mức độ nguy hiểm của cây
- Cây nguy hiểm phải được xác định mức độ nguy hiểm có thể tác động tới người, phương tiện và công trình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục hoặc lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây.
(5) Giảm sự nguy hiểm và bảo tồn cây xanh
- Xem xét, kiểm tra cây thường xuyên ít nhất một lần mỗi mùa trong năm;
- Tránh trồng những cây rễ nổi dễ đổ và những cây ăn quả, cây có gai nhọn, mũ độc, cây có tán lớn nằm sát nhà dân và những cây giòn dễ gẫy trên đường phố có thể làm mất an toàn cho người, phương tiện và công trình;
- Sử dụng đúng biện pháp cắt tỉa;
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phát hiện cây nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế những rủi ro của cây nguy hiểm bằng cách loại bỏ cành chết, gẫy.
(6) Lập hồ sơ quản lý
- Thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, lập hồ sơ cho từng tuyến phố, khu vực công cộng.
- Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn ngoài việc thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn, quản lý bảo đảm về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
(7) Bảo vệ cây xanh trong quá trình xây dựng.
Biện pháp bảo vệ cây xanh và duy trì cây xanh đô thị được thực hiện thông qua các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
- Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện.
+ Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP.
Trồng cây xanh trên khu vực công cộng không đúng quy định sẽ bị xử lý thế nào?
Tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
...
Như vậy, trồng cây xanh trên khu vực công cộng không đúng quy định có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (điểm a khoản 4 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định như trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.(theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?