Biển báo nào cấm người đi bộ? Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì?

Cho tôi hỏi biển báo nào cấm người đi bộ? Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì và có các loại biển báo giao thông nào dành cho người đi bộ? Câu hỏi từ anh Thanh (Bình Định)

Biển báo nào cấm người đi bộ? Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì?

Căn cứ khoản 26.1 Điều 26 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm:

Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
26.1. Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
...
- Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
- Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
- Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
...

Căn cứ Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa biển cấm người đi bộ như sau:

Biển cấm người đi bộ có mã P.112 để biểu thị cấm người đi bộ. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Biển báo cấm người đi bộ chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ người đi bộ, biển báo được chia thành 2 phần bởi một đường kẻ đỏ.

Biển báo nào cấm người đi bộ? Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì?

Biển báo nào cấm người đi bộ? Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì? (Hình từ Internet)

Người đi bộ đi vào nơi có biển báo cấm người đi bộ thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Theo đó, người đi bộ đi vào nơi có biển báo cấm người đi bộ thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Có các loại biển báo giao thông nào dành cho người đi bộ?

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa và các biển báo giao thông dành cho người đi bộ như sau:

(1) Biển cấm người đi bộ P.112

(2) Biển số W.224 "Đường người đi bộ cắt ngang"

Để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường. Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.

(3) Biển số R.305 "Đường dành cho người đi bộ"

Để báo đường dành cho người đi bộ.

Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

(4) Biển số I.423 (a,b) "Vị trí người đi bộ sang ngang"

Để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.

Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường.

Gặp biển này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. Chiều người đi bộ trên biển phải hướng vào đường.

(5) Biển số I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ” (biển F,9 theo Hiệp định GMS)

Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ.

Biển này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.

(6) Biển số I.424 (a,b) "Cầu vượt qua đường cho người đi bộ"

Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường.

Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số I.424a hoặc biển số I.424b cho phù hợp.

Khi người đi bộ dễ dàng nhận biết cầu vượt qua đường cho người đi bộ thì có thể không cần sử dụng biển.

(7) Biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ"

Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào