Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có bao nhiêu quyền?
Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có bao nhiêu quyền?
Đầu tiên, tại Điều 3 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định thì đoàn viên có 03 quyền sau đây:
[1] Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
[2] Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
[3] Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.
Đồng thời, theo Mục 3 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018, có hướng dẫn về quyền số [2] và [3] như sau
[2] Quyền của đoàn viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn, cụ thể:
Đối với quyền ứng cử
- Đoàn viên có quyền ứng cử để bầu vào ban chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.
- Đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào ban chấp hành Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi đơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận xét của ban chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi đoàn viên đang sinh hoạt đến ban chấp hành Đoàn cấp triệu tập đại hội chậm nhất 15 ngày trước khi khai mạc đại hội.
- Trường hợp đoàn viên đang sinh hoạt tại địa phương (đơn vị) này được tín nhiệm giới thiệu để bầu vào cơ quan lãnh đạo của đoàn ở địa phương (đơn vị) khác thì phải chuyển sinh hoạt đoàn về nơi đó trước khi thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự ứng cử (trừ trường hợp được chỉ định).
- Tại đại hội đoàn viên, mọi đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên, trường hợp đoàn viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng đơn.
- Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đoàn cấp trên.
Đối với quyền đề cử:
- Tại đại hội đoàn viên, tất cả đoàn viên đều có quyền đề cử đoàn viên để bầu vào ban chấp hành và bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.
- Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức đều có quyền đề cử những đoàn viên là đại biểu và những đoàn viên không là đại biểu để bầu vào ban chấp hành (trường hợp đề cử cán bộ đoàn ngoài tuổi đoàn viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc đề cử đại biểu chính thức vào danh sách bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
- Trường hợp bầu trực tiếp bí thư tại đại hội thì đại biểu chính thức có quyền:
+ Đề cử ủy viên ban chấp hành để bầu làm bí thư.
+ Đề cử đoàn viên là đại biểu hoặc không là đại biểu để bầu làm bí thư.
- Các ủy viên ban chấp hành có quyền đề cử ủy viên ban chấp hành để bầu vào ban thường vụ (những nơi không có ban thường vụ thì đề cử để bầu bí thư, phó bí thư), đề cử ủy viên ban thường vụ để bầu làm bí thư, phó bí thư.
- Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hội về công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành khóa mới, được quyền giới thiệu danh sách để bầu vào ban chấp hành đoàn khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.
- Khi đề cử người vào danh sách bầu cử, người đề cử phải cung cấp trích ngang lý lịch của người được đề cử cho đại hội, hội nghị.
- Việc cho rút tên hay không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử do Đại hội (hội nghị) quyết định bằng hình thức biểu quyết (giơ tay hoặc phiếu biểu quyết).
Đối với quyền bầu cử:
Đại biểu chính thức đủ tư cách có quyền bầu cử trong đại hội, hội nghị.
[3] Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú, cụ thể:
- Đoàn viên có quyền tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú và báo cáo với chi đoàn nơi đang học tập, lao động, công tác.
- Chi đoàn, đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện để đoàn viên tham gia hoạt động đoàn tại nơi cư trú.
Chi đoàn nơi cư trú có trách nhiệm nhận xét về việc tham gia hoạt động nơi cư trú của đoàn viên khi đoàn viên có yêu cầu. Nhận xét phải có xác nhận của Đoàn cơ sở.
- Khi tham gia hoạt động đoàn tại nơi cư trú, đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại các buổi sinh hoạt định kỳ của chi đoàn (nếu được ban chấp hành chi đoàn mời dự) nhưng không được tham gia biểu quyết các vấn đề của chi đoàn.
Trường hợp cần thiết về công tác cán bộ, nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi cư trú trước khi thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự ứng cử.
Đoàn viên hoạt động đoàn tại nơi cư trú ứng cử (hoặc được giới thiệu ứng cử) vào ban chấp hành đoàn xã, phường, thị trấn phải được sự đồng ý của cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn, đoàn cấp trên trực tiếp.
Trường hợp đoàn viên là đảng viên phải được sự đồng ý của chi bộ nơi học tập, lao động, công tác.
Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có bao nhiêu quyền? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bị xóa tên trong danh sách?
Theo khoản 3 Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi đoàn xem xét, quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.
Cụ thể tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định trường hợp đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bị xóa tên trong danh sách, như sau:
- Chi đoàn xem xét quyết định xóa tên đoàn viên và báo cáo lên đoàn cấp trên trực tiếp đối với trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng.
- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 1 năm, trong thời gian đó đoàn viên có báo cáo với ban chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên.
Quyền và nghĩa vụ của đoàn viên danh dự Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm những gì?
Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của đoàn viên danh dự Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm như sau:
- Được tham dự một số sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.
- Được tham gia thảo luận, hoạt động và đề xuất ý kiến về các công việc của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
- Tích cực tham gia vào công tác giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi, tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đoàn trong thanh thiếu nhi và xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?