Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Cho tôi hỏi: Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào? Câu hỏi của chị Phương Loan (Nghệ An)

Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định các kỳ đại hội của Tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

ĐẠI HỘI ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TÊN GỌI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
...
3. Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
...
- Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988
Họp từ ngày 16 - 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức; phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lập lại trật tự xã hội trên mặt trận lưu thông phân phối... Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam; đồng chí Vũ Định được bầu làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Tổng Thư ký.

Như vậy, theo quy định trên, Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm 1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội.

Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đã được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 7 năm 1929, với sự tham gia của 80 đại biểu, đại diện cho 18.000 công nhân ở Bắc Kỳ.

Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? (Hình từ Internet)

Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 3 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 như sau:

- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 sẽ diễn ra vào thời điểm đoàn viên, người lao động cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021.

- Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12;

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028;

- Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 12, bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13;

- Đánh giá việc thi hành, thảo luận và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 là dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển trong bối cảnh mới, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.

Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào?

Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có những cấp sau đây:

[1] Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

[2] Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

[3] Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

- Công đoàn ngành địa phương;

- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

- Công đoàn tổng công ty;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

[4] Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên công đoàn là gì? 12 quyền của đoàn viên công đoàn Việt Nam từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách hủy đơn hàng trên “Chợ Tết Công đoàn 2025” trực tuyến?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách mua hàng Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến chi tiết? Đăng nhập Link chotet congdoan vn nhanh qua máy tính, điện thoại?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về quyền phản biện xã hội của Công đoàn từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
08 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Công đoàn 2024? Luật Công đoàn 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn được giám sát việc thực hiện thang lương bảng lương từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,869 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào