Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT về dây nổ chịu nước?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT về dây nổ chịu nước?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT về dây nổ chịu nước được ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/12/2015
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định về quản lý đối với dây nổ chịu nước loại 10 g/m và 12 g/m sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT áp dụng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan tới dây nổ chịu nước trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quy định về phương pháp thử đối với mật độ thuốc trong dây nổ chịu nước như thế nào?
Theo Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT quy định về phương pháp thử đối với mật độ thuốc trong dây nổ như sau:
[1] Thiết bị, dụng cụ
- Dao sắc, thớt gỗ.
- Cân kỹ thuật, có độ chính xác 0,01 g.
- Thước đo chiều dài có vạch chia 1 mm;
- Tấm giấy sạch, kích thước 1,0 m x 1,0 m.
[2] Chuẩn bị mẫu thử
Số lượng: 03 mẫu, mỗi mẫu dài 1,0 m.
[3] Tiến hành thử
- Lót tấm giấy sạch ở dưới, dùng dao rạch lớp vỏ nhựa, tách các lớp sợi, nhẹ nhàng lấy thuốc và cho toàn bộ lượng thuốc vào tấm giấy.
- Cân khối lượng thuốc thu được.
[4] Đánh giá kết quả
- Yêu cầu khối lượng thuốc thu được đạt yêu cầu theo quy định về chỉ tiêu kỹ thuật.
- Trường hợp có ít nhất 01 mẫu thử không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1.
Yêu cầu lần thử này toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu theo quy định như yêu cầu khối lượng thuốc thu được phải đạt yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật.
Trường hợp thử lần 2, có 01 mẫu không đạt thì kết luận lô dây nổ không đạt yêu cầu.
Quy định về phương pháp thử đối với đo tốc độ nổ của dây nổ chịu nước như thế nào?
Theo Tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT quy định về phương pháp thử đối với đo tốc độ nổ như sau:
[1] Thiết bị, dụng cụ
- Máy đo thời gian chuyên dụng, độ phân giải 0,000001 giây.
- Dụng cụ định vị mẫu dây nổ.
- Thước đo chiều dài có chia vạch 1 mm.
- Kíp nổ điện số 8.
- Máy nổ mìn hoặc nguồn điện 6 V ¸ 12 V.
- Dây đồng trần đường kính 0,15 mm ¸ 0,3 mm.
[2] Chuẩn bị mẫu thử
Số lượng: 03 mẫu, mỗi mẫu dài 1 m.
[3] Tiến hành thử
- Chuẩn bị máy đo theo hướng dẫn sử dụng thiết bị.
- Tiến hành đấu nối dây nổ theo sơ đồ theo quy định.
+ Định vị mẫu thử trên giá thử tại vị trí quy định. Buộc 2 đầu dây đồng (dây tín hiệu start và dây tín hiệu stop) vào mẫu thử, chú ý không để 2 dây xoắn vào nhau và vuông góc với trục dây nổ. Dây đồng thứ nhất (dây tín hiệu start) được buộc cách vị trí buộc dây đồng thứ hai (dây tín hiệu stop) một đoạn 500 mm ± 1 mm.
+ Dùng băng dính quấn chặt kíp nổ vào một đầu mẫu thử ở vị trí cách đầu mẫu thử ít nhất 60 mm; đáy kíp cách vị trí buộc dây tín hiệu start một đoạn 100 mm.
+ Trường hợp không có giá thử, đặt mẫu thử trên mặt phẳng, phủ lớp cát mỏng lên mẫu thử để định vị, đảm bảo dây nổ không bị cong, không xoắn trước khi thử và dây start, dây stop vuông góc với trục dây nổ.
- Đấu dây dẫn của kíp nổ với máy nổ mìn hoặc nguồn điện 6 V ¸ 12 V.
- Đặt máy đo ở trạng thái sẵn sàng đo, dùng kíp điện số 8 kích nổ dây nổ. Đọc kết quả trên máy đo thời gian.
- Tiến hành lần lượt như trên thử hết số lượng 03 mẫu.
- Trường hợp sử dụng máy đo tốc độ nổ dùng tín hiệu quang để xác định trực tiếp tốc độ nổ của mẫu thử thì dây đồng trần được thay thế bằng dây tín hiệu quang chuyên dụng và thực hiện thao tác phép đo tương tự như đối với máy đo thời gian.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT về dây nổ chịu nước? (hình từ Intrenet)
Thử khả năng chịu kéo của dây nổ chịu nước như thế nào?
Theo Tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT quy định về thử khả năng chịu kéo của dây nổ chịu nước như sau:
[1] Thiết bị, dụng cụ
- Thanh treo dây nổ;
- Bộ quả cân có khối lượng 50 kg;
- Đồng hồ bấm giây;
- Kíp nổ điện số 8;
- Máy nổ mìn hoặc nguồn điện 6 V ¸ 12 V;
- Thước đo chiều dài có chia vạch 1 mm.
[2] Mẫu thử
Số lượng: 03 mẫu, mỗi mẫu có chiều dài 1 m.
[3] Tiến hành thử
- Gắn (hoặc buộc) chắc chắn 1 đầu mẫu thử lên thanh treo, đầu kia của mẫu treo quả cân khối lượng 50 kg, treo trong thời gian 10 phút. Sau đó lấy mẫu thử ra kiểm tra tình trạng bên ngoài rồi cắt bỏ đoạn 2 đầu bị gá.
- Dùng băng dính băng chặt kíp nổ điện áp sát vào mẫu thử ở vị trí cách đầu mẫu thử 60 mm. Nối dây dẫn của kíp nổ với máy nổ mìn hoặc nguồn điện 6 V ¸ 12 V.
- Gây nổ mẫu thử.
- Tiến hành lần lượt như trên thử hết số lượng 03 mẫu.
[4] Đánh giá kết quả
- Yêu cầu mẫu thử không đứt, lớp vỏ nhựa bọc ngoài không rạn nứt và khi đem kích nổ mẫu thử nổ hoàn toàn.
- Trường hợp có ít nhất 01 mẫu thử không đạt yêu cầu, tiến hành thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1.
Yêu cầu lần thử này toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu theo quy định về việc mẫu thử không đứt, lớp vỏ nhựa bọc ngoài không rạn nứt và khi đem kích nổ mẫu thử nổ hoàn toàn.
Trường hợp thử lần 2, có 01 mẫu không đạt thì kết luận lô dây nổ không đạt yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?