Dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì? Công thức của dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì?
Dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì? Công thức của dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì?
Để hiểu được dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì có thể tham khảo nội dung sau:
Dòng tiền là sự vận chuyển liên tục của các luồng tiền thu - chi của một doanh nghiệp. Đây là dùng để chỉ số lượng của tiền mặt, các khoản cũng như là tài sản tương đương tiền mặt.
Dòng tiền có nhiều loại như dòng tiền ròng, dòng tiền thuần, dòng tiền thông minh. Dòng tiền xuất hiện từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính được gọi là Cash Flow from Financing Activities, trong tiếng Anh là CFF
Dòng tiền từ hoạt động tài chính (CFF) là một phần của báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, cho biết về việc sử dụng tiền thuần từ các hoạt động tài trợ. Những hoạt động này bao gồm các giao dịch liên quan đến nợ, vốn chủ sở hữu và cổ tức.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ bao gồm:
- Tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, kể cả tiền chi mua cổ phiếu quĩ
- Tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài hạn
- Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu.
Công thức của dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Công thức cho dòng tiền từ hoạt động tài chính
CFF = CED – (CD + RP)
Trong đó:
- CED = Dòng tiền từ phát hành cổ phiếu hoặc nợ
- CD = Tiền mặt được trả dưới dạng cổ tức
- RP = Mua lại nợ và vốn chủ sở hữu
Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!
Dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì? Công thức của dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì? (Hình từ Internet)
Quy định về trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với các dòng tiền từ hoạt động tài chính là gì?
Theo Tiểu mục 23 Mục 2 Phụ lục 2 Chuẩn mực kế toán công việt nam số 02 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành kèm theo Quyết định 1676/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Việc trình bày riêng biệt các dòng tiền từ hoạt động tài chính rất quan trọng vì nó hữu ích trong việc dự đoán khả năng thu hồi các dòng tiền trong tương lai của các bên đã cấp vốn cho đơn vị.
Ví dụ về các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm:
[1] Tiền thu từ phát hành giấy nhận nợ, các khoản vay, trái phiếu, các khoản vay có thế chấp, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn khác;
[2] Tiền chi trả nợ vay;
[3] Tiền chi của bên đi thuê thanh toán để giảm dư nợ liên quan đến thuê tài chính.
Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước gồm những gì?
Theo Điều 6 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước như sau:
Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước
1. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo.
2. Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước:
a) Thu nhập của Nhà nước:
Thu nhập của Nhà nước bao gồm doanh thu thuộc ngân sách nhà nước (doanh thu thuế; doanh thu phí, lệ phí; doanh thu từ dầu thô và khí thiên nhiên; doanh thu từ vốn góp và các khoản đầu tư của nhà nước; doanh thu từ viện trợ không hoàn lại và doanh thu khác) và doanh thu không thuộc ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
b) Chi phí của Nhà nước:
Chi phí của Nhà nước bao gồm các khoản chi phí từ nguồn ngân sách nhà nước (chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho con người; chi phí hàng hóa, dịch vụ; chi phí hao mòn; chi phí hỗ trợ và bổ sung; chi phí lãi vay, phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay và chi phí khác) và chi phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
c) Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước:
Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của Nhà nước trong kỳ báo cáo, phản ánh kết quả thặng dư (thu nhập lớn hơn chi phí) hoặc thâm hụt (thu nhập nhỏ hơn chi phí) của hoạt động tài chính nhà nước.
3. Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo, gồm các nội dung sau:
[1] Thu nhập của Nhà nước
[2] Chi phí của Nhà nước
[3] Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?