Phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giày dép học sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 quy định như thế nào?
- Phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giày dép học sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 quy định như thế nào?
- Cách tiến hành phương pháp thử gót và phủ gót đối với giày dép thẻ thao theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10078:2013 được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật?
Phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giày dép học sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 quy định về phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giày dép học sinh như sau:
Dưới đây là quy định về phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giầy dép học sinh theo tiêu chuẩn quốc gia:
Phương pháp thử và tính chất của giày dép thể thao thông dụng và giầy dép học sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành phương pháp thử gót và phủ gót đối với giày dép thẻ thao theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10078:2013 được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10078:2013 quy định về cách tiến hành phương pháp thử như sau:
- Nếu sử dụng thiết bị thử kéo có tốc độ của trục ngang không đổi, thực hiện một phép thử ban đầu theo cách tiến hành được mô tả từ dưới đây để thiết lập tốc độ của trục ngang cần thiết để tạo được tốc độ tác dụng lực 15 N/s ± 5 N/s. Đối với một thiết bị tốc độ tác dụng tải trọng không đổi, thường là cài đặt đến tốc độ quy định.
- Xuyên bulông qua toàn bộ lỗ trên phủ gót từ phía ngoài và cố định bằng một vòng đệm và đai ốc phù hợp.
Trong trường hợp gót cao và gót cao trung bình, chuẩn bị như trong Hình 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10078:2013, bắt vít đai ốc chỉ đến khi đầu của bulông nhô ra khỏi đai ốc; nếu tiếp tục bắt vít thì đầu của bulông có thể ngăn cản việc đưa thanh kéo hoặc sợi dây qua lỗ nằm ngang. Sử dụng vòng đệm rộng gần bằng lỗ hổng trên gót, khoảng trống giữa mép của vòng đệm và phần gần nhất của vách ngăn lỗ hổng không được lớn hơn 2 mm.
- Cố định bulông với ngàm kẹp trên của thiết bị thử kéo. Một đường hàn kín xung quanh vòng tròn trên bulông với đầu được kẹp trên các ngàm kẹp của thiết bị là một cách phù hợp để làm điều này.
- Đối với các gót cao và gót cao trung bình, đưa một thanh kéo hoặc sợi dây ngang qua lỗ ở trên thân gót và định vị hai đầu đối xứng trên ngàm kẹp dưới của thiết bị (nếu sử dụng que hàn, các đầu có thể được uốn cong và kẹp trên ngàm kẹp).
Đối với các gót thấp, đưa hai sợi dây tương tự qua hai lỗ được khoan theo phương ngang và kẹp bốn đầu đối xứng sao cho gót nằm ngang và giữ như vậy trong suốt phép thử (đối với các gót thấp, dùng sợi dây tốt hơn so với thanh kéo bởi vì rất khó để uốn cong và kẹp thanh kéo để cho gót nằm ngang).
- Khởi động thiết bị và ghi lại lực cao nhất đạt được khi phủ gót bị kéo ra khỏi gót.
Đối với nhiều gót thấp có các phủ gót lớn, sẽ có một lực đỉnh ban đầu tương ứng với sự tách rời của phủ gót. Ghi lại lực này là lực cao nhất đạt được trước khi phủ gót tách rời hoàn toàn (trong một số trường hợp, lực đỉnh ban đầu có thể là lực cao nhất).
- Lặp lại phép thử với năm tổ hợp phủ gót/gót khác bằng cách tiến hành như trên.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật?
Căn cứ quy định Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật như sau:
Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
...
Như vậy, Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?