Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ tư năm 1978 bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ tư năm 1978 bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định về đại hội đánh dấu sự ra đời của tổ chức công đoàn và tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ như sau:
ĐẠI HỘI ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TÊN GỌI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
...
3. Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
..
- Đại hội IV Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1978 - 1983
Họp từ ngày 08 - 11/5/1978 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã cụ thể hóa nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm là tập hợp, vận động công nhân lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; đồng chí Nguyễn Hộ được bầu làm Phó Chủ tịch.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ tư năm 1978 đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Linh sinh ngày 10/7/1915 tại xã Nhị Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí đã lãnh đạo Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, từng bước đổi mới toàn diện đất nước.
Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ tư năm 1978 bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam? (Hình từ Internet)
Công đoàn Việt Nam đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội?
Theo Tiểu mục 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 thì hiện nay, Đại hội Công đoàn Việt Nam đã trải qua 12 lần, cụ thể:
- Đại hội 1 Công đoàn Việt Nam.
- Đại hội 2 Công đoàn Việt Nam.
- Đại hội 3 Công đoàn Việt Nam.
- Đại hội 4 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1978 - 1983.
- Đại hội 5 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988.
- Đại hội 6 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1988 - 1993
- Đại hội 7 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1993 - 1998.
- Đại hội 8 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1998 - 2003.
- Đại hội 9 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2003 - 2008.
- Đại hội 10 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2008 - 2013.
- Đại hội 11 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2013-2018.
- Đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Tiếp đến sẽ là Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12 năm 2023 tại Thủ đô Hà Nội.
Nhiệm vụ các cấp Đại hội Công đoàn Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đại hội công đoàn các cấp cụ thể như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội Công đoàn Việt Nam các cấp có nhiệm vụ sau đây:
- Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
- Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?
- Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?