Vượt xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
Khái niệm an toàn giao thông là gì?
Hiện hành pháp luật không có quy định "khái niệm an toàn giao thông là gì?". Tuy nhiên khái niệm an toàn giao thông có thể hiểu như sau:
An toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, bao gồm cả người đi bộ, người điều khiển phương tiện và người ngồi trên phương tiện. Giao thông ở đây có thể hiểu là đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
An toàn giao thông không chỉ là việc phòng tránh tai nạn giao thông, mà còn là việc đảm bảo cho người tham gia giao thông được an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản và môi trường.
An toàn giao thông là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc bởi tất cả mọi người. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tham gia giao thông an toàn để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
Vượt xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? (Hình từ Internet)
Vượt xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
Tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định để đảm bảo an toàn giao thông khi vượt xe, người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ quy định sau:
- Xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái.
Lưu ý: Xe được phép vượt bên phải đối với trường hợp sau:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp:
+ Không bảo đảm các điều kiện như không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải;
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Để đảm bảo an toàn giao thông người điều khiển phương tiện phải dừng xe, đỗ xe như thế nào?
Tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng xe, đỗ xe trên đường bộ theo quy định như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
...
Như vậy, để đảm bảo an toàn giao thông người điều khiển phương tiện dừng xe, đỗ xe tại các vị trí không được phép và phải dừng xe, đỗ xe theo quy định sau:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024 là gì?
- Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
- Người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật là ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?