Tổng hợp một số cách tính lương tháng 13 phổ biến hiện nay?
Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hiện này pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể nào về lương tháng 13, lương tháng 13 chỉ là cách truyền miệng của mọi người với nhau. Lương tháng 13 thường sẽ được người sử dụng lao động trả vào dịp cuối năm.
Do đó có thể xem lương tháng 13 là tiền thưởng Tết. Nếu như trong nội dung của hợp đồng có thỏa thuận lương tháng 13 là tiền thưởng Tết và được ghi nhận trong thỏa ước lao động thì người sử dụng lao động phải trả khoản này cho người lao động.
Tổng hợp một số cách tính lương tháng 13 phổ biến hiện nay? (Hình từ Internet)
Tổng hợp một số cách tính lương tháng 13 phổ biến hiện nay?
Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về lương tháng 13. Lương tháng 13 thường được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên.
Mỗi doanh nghiệp có cách tính lương tháng 13 riêng, dưới đây là 02 cách tính được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.
Cách 1: Tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
- Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng
TLTB: tiền lương trung bình
Ví dụ: Anh A có mức lương từ tháng 01/2021 - 10/2021 là 12 triệu đồng/tháng; từ tháng 11/2021 là 15 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(12 triệu đồng x 10 tháng ) + (15 triệu đồng x 2 tháng)]/12 tháng = 12,5 triệu đồng.
- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB
M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng
TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Ví dụ: Chị B làm việc chính thức tại công ty X từ tháng 08/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 05 tháng, mức lương là 07 triệu đồng/tháng.
Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: (5 tháng/12 tháng) x 7 triệu đồng = 2,9 triệu đồng.
Cách 2: Tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
Ví dụ, một người lao động có tiền lương tháng 12 là 10 triệu đồng thì mức lương tháng 13 của họ cũng là 10 triệu đồng.
Cách tính này được áp dụng cho người lao động đã làm đủ 12 tháng trong năm tính thưởng. Đối với người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì mức lương tháng 13 sẽ được tính tương ứng với số tháng đã làm việc trong năm.
Ngoài ra, một số người sử dụng lao động cũng có thể quy định cách tính tiền lương tháng 13 khác, chẳng hạn như:
Tính dựa trên mức lương cơ bản của người lao động
Tính dựa trên mức doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
Việc tính tiền lương tháng 13 như thế nào là do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy chế thưởng.
Tiền thưởng lương tháng 13 cho người lao động có được xem là chi phí hợp lý?
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định chung về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Căn cứ vào điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”.
Theo như quy định trên thì tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13 của người lao động sẽ được xem là chi phí hợp lý nếu như được ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của công ty, quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty.
Theo đó, đối với tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13 mà không được ghi cụ thể điều kiện và mức hưởng theo quy định trên thì sẽ không được xem là chi phí hợp lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?