Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Ngày 27/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý.
Trong đó, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo Tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Trình tự thực hiện:
- Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi cư trú.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao sở tại.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TTBVHTTDL).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổ đăng ký di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
Phí, lệ phí: Chưa ban hành văn bản phí, lệ phí.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TTBVHTTDL). Tải về
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sở giám định cổ vật trước khi đăng ký.
*Lưu ý: Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có hiệu lực thi hành hành kể từ ngày 15/01/2024.
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Hình từ Internet)
Cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì đối với di sản văn hóa?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định cá nhân có quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hóa như sau:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Hành vi nghiêm cấm đối với di sản văn hóa là các hành vi nào?
Theo Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Điều 13
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi nghiêm cấm đối với di sản văn hóa là các hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
- Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?