Thời gian định kỳ điều tra, quan trắc, đánh giá tài nguyên nước đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước là khi nào?
Thời gian định kỳ điều tra, quan trắc, đánh giá tài nguyên nước đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước?
Theo Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
...
3. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước;
c) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
d) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
đ) Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
e) Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
...
Đồng thời tại Điều 10 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thực hiện thường xuyên đối với hoạt động quy định tại điểm d khoản 3 Điều 9 của Luật này;
b) Thực hiện hằng năm đối với hoạt động quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 của Luật này;
c) Thực hiện định kỳ 05 năm đối với hoạt động quy định tại các điểm b, c và đ khoản 3 Điều 9 của Luật này;
d) Hoạt động quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Luật này được thực hiện theo quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; trường hợp thực hiện đột xuất để phục vụ nhiệm vụ cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Theo đó, thời gian định kỳ điều tra, quan trắc, đánh giá tài nguyên nước đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:
[1] Định kỳ 05 năm một lần đối với:
- Kiểm kê tài nguyên nước
- Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia
- Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước
[2] Định kỳ hằng năm đối với:
- Xây dựng kịch bản nguồn nước;
- Báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
[3] Thực hiện thường xuyên đối với:
- Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước;
- Xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
[4] Thực hiện theo quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với:
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Đây là điểm mới và cụ thể hơn so với quy định tại Luật Tài nguyên nước 2012
Thời gian định kỳ điều tra, quan trắc, đánh giá tài nguyên nước đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước? (Hình từ Internet)
Quy hoạch về tài nguyên nước gồm những gì và đối tượng quy hoạch là gì?
Theo Điều 12 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về quy hoạch về tài nguyên nước như sau:
Quy hoạch về tài nguyên nước
1. Quy hoạch về tài nguyên nước bao gồm:
a) Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước;
b) Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm;
c) Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập, điều chỉnh khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và việc lập quy hoạch căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
2. Đối tượng của quy hoạch về tài nguyên nước là nước mặt, nước dưới đất.
...
Theo đó, đối tượng quy hoạch về tài nguyên nước là nước mặt, nước dưới đất, cụ thể như sau:
- Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia;
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm;
- Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập, điều chỉnh khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và việc lập quy hoạch căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh là gì?
Theo Điều 13 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh như sau:
- Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương trên lưu vực sông, từng vùng, điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, khả năng đáp ứng của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
- Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
- Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
- Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?