Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu khâu đột phá?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu khâu đột phá? Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào? Câu hỏi của chị Nga (Huế)

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu khâu đột phá?

Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.

Theo đó, Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra 03 khâu đột phá, cụ thể:

Đối với khâu đột phá thứ nhất:

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể là giải pháp quan trọng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Thông qua đối thoại, thương lượng tập thể, người lao động có thể tham gia ý kiến, đề xuất các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của mình; đồng thời, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Trọng tâm của đối thoại, thương lượng tập thể là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động. Đây là những vấn đề thiết yếu, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động.

Đối với khâu đột phá thứ hai:

Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, khu vực doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đang là lực lượng sản xuất chủ yếu, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động trong cả nước.

Việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước sẽ giúp tổ chức công đoàn có cơ sở pháp lý để hoạt động, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đối với khâu đột phá thứ ba:

Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là khâu đột phá quan trọng, quyết định đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

Chủ tịch công đoàn cơ sở là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của công đoàn cơ sở, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Do đó, việc xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt là yêu cầu cấp thiết.

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu khâu đột phá?

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu khâu đột phá? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 là gì?

Căn cứ theo Mục 3 Phần 3 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 như sau:

- Tập trung làm tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, người lao động.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

- Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

- Tham gia xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tiếp tục khẳng định vị thế của Công đoàn Việt Nam.

- Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

- Đổi mới phương thức hoạt động Công đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn.

Hệ thống Công đoàn Việt Nam có những cấp nào?

Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn các cấp cụ thể như sau:

Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Theo đó, hệ thống Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có những cấp sau đây:

[1] Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

[2] Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

[3] Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

- Công đoàn ngành địa phương;

- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

- Công đoàn tổng công ty;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

[4] Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 mẫu văn bản hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng của tổ chức công đoàn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu 1 lần? Số lượng ủy viên của ban chấp hành công đoàn cơ sở do ai quyết định và có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập mới bao nhiêu Ban nữ công quần chúng?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho công đoàn hoạt động thuộc về trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1961 - 1988 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
NỘI DUNG Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, Ban Cán sự Phụ nữ lao động kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập? Nhiệm vụ của Ban Cán sự Phụ nữ lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,428 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào