Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa do DN Việt Nam thuê, mượn từ DN nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất?
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa do DN Việt Nam thuê, mượn từ DN nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất?
- Thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan mà không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào?
- Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào?
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa do DN Việt Nam thuê, mượn từ DN nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất?
Theo đó, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về các hình thức tạm nhập tái xuất như sau:
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
...
Như vậy, các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập vào Việt Nam được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hết thời hạn thì phải tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tại Công văn 6087/TCHQ-GSQL năm 2023 có hướng dẫn về về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
Căn cứ các quy định dẫn trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, đã tạm nhập vào Việt Nam, khi hết thời hạn thuê mượn thì phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Không áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác.
Theo quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam chỉ được phép sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập vào Việt Nam trong thời hạn thuê mượn. Khi hết thời hạn thuê mượn, doanh nghiệp Việt Nam phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài.
Lưu ý: Trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác, thì hàng hóa này không thuộc đối tượng áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa do DN Việt Nam thuê, mượn từ DN nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất? (Hình từ Internet)
Thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan mà không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào?
Tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về trường hợp thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan mà không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất bao gồm:
- Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.
- Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
- Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
Lưu ý: Không áp dụng đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;
- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;
- Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?