Có bao nhiêu nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình? Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được khen thưởng bằng tiền mặt hay không?
Có bao nhiêu nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định thì có 07 nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể:
[1] Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
[2] Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan;
Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em;
Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;
Thực hiện bình đẳng giới.
[3] Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
[4] Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
[5] Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
[6] Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
[7] Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Có bao nhiêu nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình? Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được khen thưởng bằng tiền mặt hay không? (Hình từ Internet)
Người tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được khen thưởng bằng tiền mặt hay không?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng
1. Tiêu chuẩn khen thưởng:
a) Cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình như: tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; thông tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; xử lý các hành vi bạo lực gia đình; huy động nguồn lực hoặc trực tiếp hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cá nhân, tập thể có những đóng góp đột xuất tạo được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huy chương, Huân chương thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Hình thức khen thưởng:
a) Giấy khen;
b) Bằng khen;
c) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Huy chương;
đ) Huân chương;
e) Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài các hình thức khen thưởng quy định tại điểm a, b, c, d và đ, khoản 2 Điều này còn được nhận tiền thưởng tương ứng với hình thức được khen thưởng theo định hiện hành.
Theo đó, người tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được khen thưởng dưới một số hình thức sau đây:
- Giấy khen;
- Bằng khen;
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Huy chương;
- Huân chương;
- Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài các hình thức khen thưởng này còn được nhận tiền thưởng tương ứng với hình thức được khen thưởng theo định hiện hành.
Do đó, người tham gia phòng chống bạo lực gia đình vẫn có thể được khen thưởng bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những hành vi sau đây:
- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?