Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang luật Căn cước, thẻ căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.
Tại Điều 45 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
2. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.
Theo quy định tại dự thảo thì chứng minh nhân dân còn thời hạn cấp trước ngày Luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật
Do đó, những người đang dùng thẻ căn cước công dân được sử dụng thẻ căn cước công dân đến khi hết hiệu lực pháp lý
Còn những ai đang sử dụng chứng minh nhân dân thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không? (Hình từ Internet)
Lý do vì sao đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, về tên gọi của dự thảo Luật và tên gọi của thẻ căn cước.
Ông cho biết, đa số ý kiến tán thành việc đổi tên Luật Căn cước và đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành.
Lý do của việc điều chỉnh tên gọi Luật Căn cước và đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước xuất phát từ đối tượng áp dụng của Luật bao gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân cũng như là đối tượng mà Luật điều chỉnh.
Đồng thời, việc đổi tên gọi Luật Căn cước và đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước cũng như phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.
Đối với vấn đề đổi tên luật thành Luật Căn cước, Đại biểu Võ Mạnh Sơn nhấn mạnh rằng đây là việc mang tính tất yếu trong công tác quản lý dân cư hiện nay.
Vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt, đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng, cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan, có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Bổ sung thêm độ tuổi bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân?
Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Tại Điều 22 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau:
Độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân
1. Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo đó, trường hợp dự thảo được thông qua thì sẽ bổ sung thêm mốc tuổi là đủ 14 tuổi công dân phải đổi thẻ căn cước dân. Quy định này áp dụng đối với công dân dân đã được cấp thẻ căn cước công dân khi dưới 14 tuổi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?