Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn nào?

Xin cho tôi hỏi, vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn nào? Các hành vi nào bị cấm về việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan? Nhờ anh chị giải đáp.

Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn nào?

Căn cứ quy định Điều 1 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Phạm vi điều chỉnh
....
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quy chế này được hình thành từ các nguồn sau:
a) Mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan.
b) Mua sắm từ các nguồn kinh phí khác: nguồn vốn viện trợ, vốn vay....
c) Được cấp bằng hiện vật.

Như vậy, vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan.

- Mua sắm từ các nguồn kinh phí khác: nguồn vốn viện trợ, vốn vay....

- Được cấp bằng hiện vật.

Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn nào?

Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị cấm về việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan?

Căn cứu quy định Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan:

- Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng đối tượng, không đúng chủng loại theo quy định; tự ý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng quy định, sai mục đích. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Không giao trả vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng (trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị. Trường hợp khẩn cấp, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng phải bổ sung bằng văn bản sau).

- Chiếm giữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là tang vật của tổ chức, cá nhân mang trái phép vào Việt Nam do cơ quan, đơn vị Hải quan phát hiện, thu hồi được khi thi hành công vụ.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao.

- Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.

- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.

- Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm đủ điều kiện gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
e) Thuộc một trong các đối tượng sau:
- Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia thuộc các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
- Lực lượng bảo vệ cơ quan.
.....

Như vậy, người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.

- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.

- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Thuộc một trong các đối tượng sau:

+ Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia thuộc các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định.

+ Lực lượng bảo vệ cơ quan.

Trân trọng!

Hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy tờ xuất trình cho Hải quan khi cá nhân xuất cảnh ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt thuộc trường hợp phải khai báo gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Đinh Khắc Vỹ
330 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào