Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức? Câu hỏi của anh Thẳng (Phú Yên)

Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về các công việc thực hiện hợp đồng cụ thể như sau:

Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
a) Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
b) Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
c) Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
3. Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức, bao gồm:

- Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị:

+ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;

+ Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;

- Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên;

- Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;

- Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?

Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức? (Hình từ Internet)

Điều kiện ký kết hợp đồng đối với các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính là gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định về các điều kiện ký kết hợp đồng đối với các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính như sau:

- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Đối với cá nhân:

+ Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ.

+ Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

Hợp đồng thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính được ký kết nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:

Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên.
2. Nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng; nội dung, quyền, trách nhiệm và các quy định khác thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, hợp đồng thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính được ký kết nhằm mục đích sau đây:

- Thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;

- Trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên.

Trân trọng!

Cơ quan hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn TP Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân vào cơ quan hành chính Nhà nước có mất tiền gửi xe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lái xe trong cơ quan hành chính được chi trả lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giao quyền/phụ trách khi chưa có người đứng đầu trong cơ quan của Bộ Công Thương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan hành chính
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,420 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào