Thư bảo lãnh Chính phủ được phát hành được phát hành bao nhiêu lần cho mỗi khoản vay?
Thư bảo lãnh Chính phủ được phát hành được phát hành bao nhiêu lần cho mỗi khoản vay?
Căn cứ quy định Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thư bảo lãnh Chính phủ như sau:
Thư bảo lãnh
1. Thư bảo lãnh do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ cấp và quản lý. Bộ Tài chính chỉ cấp Thư bảo lãnh, không cấp Thư tái bảo lãnh.
2. Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
3. Bộ Tài chính phát hành văn bản riêng đối với việc sửa đổi, bổ sung Thư bảo lãnh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
.....
Theo như quy định của pháp luật thì thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư.
Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
Do đó thư bảo lãnh Chính phủ được phát hành được phát hành 01 lần duy nhất cho mỗi khoản vay.
Thư bảo lãnh Chính phủ được phát hành được phát hành bao nhiêu lần cho mỗi khoản vay? (Hình từ Internet)
Nội dung bắt buộc có trong thư bảo lãnh Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thư bảo lãnh Chính phủ như su:
Thư bảo lãnh
...
4. Nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Đối tượng được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
d) Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
.....
Như vậy, nội dung bắt buộc có trong thư bảo lãnh Chính phủ gồm có:
- Người bảo lãnh;
- Đối tượng được bảo lãnh;
- Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
- Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
- Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
- Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
- Thời hạn hiệu lực và thu hồi thư bảo lãnh;
- Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
- Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay do ai ban hành?
Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về quyết định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay như sau:
Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
1. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quy chế làm việc của Chính phủ và gửi các cơ quan liên quan, gồm các nội dung:
a) Phê duyệt nội dung Thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh;
b) Phê duyệt mức phí bảo lãnh chính phủ áp dụng cho khoản vay;
c) Giao Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
đ) Phê duyệt tổ chức khác làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
e) Các nội dung khác.
Như vậy, Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quy chế làm việc của Chính phủ và gửi các cơ quan liên quan.
Trong đó bao gồm các nội dung sau:
- Phê duyệt nội dung Thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh;
- Phê duyệt mức phí bảo lãnh chính phủ áp dụng cho khoản vay;
- Giao Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
- Phê duyệt tổ chức khác làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
- Các nội dung khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?