Có được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước không?
Có được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước không?
Căn cứ quy định Điều 4 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc thực hiện
.....
3. Việc ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng thuê doanh nghiệp kiểm toán.
4. Không ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và pháp luật về tính trung thực, hợp pháp của số liệu, tài liệu, kết luận, kiến nghị kiểm toán của mình. Kiểm toán nhà nước quyết định việc sử dụng, thực hiện kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
....
Như vậy, theo quy định về nguyên tắc thực hiện ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thì không được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Có được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước không? (Hình từ Internet)
Phạm vi ủy thác hoặc thuê kiểm toán được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 8 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về phạm vi ủy thác hoặc thuê kiểm toán như sau:
Phạm vi ủy thác hoặc thuê kiểm toán
Kiểm toán nhà nước được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau:
1. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
5. Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
6. Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Như vậy, kiểm toán nhà nước được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau:
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.
- Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 13 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán
Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán
....
2. Quyền hạn:
a) Được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng thuê, ủy thác kiểm toán.
b) Nhận phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước.
c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm kê tài sản, đối chiếu, xác minh công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán.
- Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán trong phạm vi kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán.
d) Các quyền khác theo quy định của Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán gồm có:
- Được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng thuê, ủy thác kiểm toán.
- Nhận phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán:
+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm kê tài sản, đối chiếu, xác minh công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán.
+ Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán trong phạm vi kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Các quyền khác theo quy định của Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?