Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc là bao lâu?
Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc là bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc như sau:
Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
1. Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng; đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng, kể từ thời điểm được giao lập quy chế.
2. Thời gian thẩm định quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 30 ngày; đối với các trường hợp còn lại không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Thời gian phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc không quá 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Như vậy, thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc như sau:
Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng; đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng, kể từ thời điểm được giao lập quy chế.
Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 30 ngày; đối với các trường hợp còn lại không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc là bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
1. Cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất. Kết quả rà soát, đánh giá phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc và Bộ Xây dựng đối với đô thị từ loại I trở lên.
2. Báo cáo rà soát quy chế quản lý kiến trúc là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc.
3. Nội dung rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc:
a) Rà soát tình hình, triển khai tổ chức thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc, các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi áp dụng của quy chế quản lý kiến trúc.
b) Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt, ban hành.
c) Rà soát, phân tích những yếu tố mới trong quá trình quản lý kiến trúc, sự phù hợp, tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy chế.
d) Các kiến nghị và đề xuất.
4. Hồ sơ báo cáo rà soát quy chế quản lý kiến trúc gồm: Văn bản báo cáo, bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.
Như vậy theo quy định trên nội dung rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc bao gồm:
- Rà soát tình hình, triển khai tổ chức thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc, các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi áp dụng của quy chế quản lý kiến trúc.
- Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt, ban hành.
- Rà soát, phân tích những yếu tố mới trong quá trình quản lý kiến trúc, sự phù hợp, tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy chế.
- Các kiến nghị và đề xuất.
Lập quy chế quản lý kiến trúc quy định các bước lập và hồ sơ trình thẩm định ra sao?
Về việc lập quy chế quản lý kiến trúc, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc:
+ Điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực, quy hoạch, thiết kế đô thị (nếu có) và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc;
+ Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc;
+ Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế quản lý kiến trúc. Thời gian lấy ý kiến tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Hồ sơ trình thẩm định quy chế quản lý kiến trúc gồm:
+ Tờ trình;
+ Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc và phụ lục kèm theo (nếu có);
+ Thuyết minh về các nội dung đề xuất trong quy chế;
+ Báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và bản sao văn bản góp ý;
+ Các văn bản pháp lý và tài liệu liên quan;
+ Dự thảo quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?