Công chức nào không được tăng lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Công chức nào không được tăng lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Căn cứ theo Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì việc cải cách tiền lương không những được thực hiện đối với khu vực công mà còn có cả khu vực doanh nghiệp.
Cụ thể, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề cập đến vấn đề cải cách tiền lương từ 01/7/2024 như sau:
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: Khi xây dựng 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo, quản lý đồng nghĩa những cơ chế về chính sách tiền lương đặc thù và các khoản chi ngoài lương khác của công chức sẽ bị bãi bỏ.
Đồng thời, thông qua rà soát có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Thậm chí, nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Theo ý kiến thảo luận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, khi cải cách tiền lương, sắp tới có thể sẽ có 36 đơn vị không còn được hưởng chính sách lương đặc thù mà ở đây là có tiền tăng thêm ngoài chế độ tiền lương chung từ 0,66 đến 2,43 lần.
Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 01/2021/UBTVQH15 năm 2021 cũng đã quy định đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế chính sách khoán chi hoặc đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì các cơ quan, đơn vị này phải áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất; bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.
Theo đó, có thể hiểu khi cải cách tiền lương, các trường hợp này phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới.
Những nếu bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù này thì kể cả tiền lương mới, phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể sẽ thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.
Thậm chí, theo thống kê và rà soát của Bộ Nội vụ, có cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị giảm đến 50% lương khi xây dựng bảng lương mới.
Như vậy, từ những cơ sở trên theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cán bộ công chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù nêu trên có thể sẽ không được tăng lương khi cải cách tiền lương.
Công chức nào không được tăng lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Mức lương cơ sở đối với công chức hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vây, mức lương cơ sở đối với công chức hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định của pháp luật.
Khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì lương cơ bản của công chức chiếm bao nhiêu phần trăm?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nội dung cải cách như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
...
Theo đó, khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì lương cơ bản của công chức sẽ chiếm 70% trên tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% còn lại) theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có bản án phúc thẩm và thi hành án đưa người bị kết án đến trại giam thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo không?
- Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng D?
- Người hành nghề chứng khoán có được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán mình không làm việc hay không?
- Địa chỉ Tòa án nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?