Quy định chung và định nghĩa của hệ thống báo cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006?
Quy định chung và định nghĩa của hệ thống báo cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006 về hệ thống báo cháy - Phần 1: Quy định chung và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành được ban hành kèm theo Quyết định 2925/QĐ-BKHCN năm 2006
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006 đưa ra các hướng dẫn và định nghĩa chung được sử dụng để mô tả thiết bị của hệ thống báo cháy, các thử nghiệm và yêu cầu kỹ thuật trong các phần khác của TCVN 7568.
Các đầu báo cháy có thể là loại độc lập, đó là các thiết bị chứa tất cả các thành phần bên trong một vỏ bọc, có thể trừ nguồn năng lượng, cần thiết để phát hiện cháy và phát ra tín hiệu báo động nghe được. Đầu báo khói độc lập sẽ được đề cập tới trong một phần khác của TCVN 7568.
Lưu ý: Đầu báo khói độc lập không nối với các thiết bị kiểm tra và thiết bị báo cháy thì không nằm trong hệ thống phát hiện và báo cháy như đã định nghĩa trong tiêu chuẩn này.
Mục đích của hệ thống báo cháy là nhằm phát hiện cháy ở thời điểm sớm nhất và phát ra tín hiệu báo động để thực hiện những hành động thích hợp (ví dụ: sơ tán người, báo cho tổ chức chữa cháy, khởi động thiết bị chữa cháy, điều khiển cửa thoát khói, van chặn).
Hệ thống báo cháy có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay.
Quy định chung và định nghĩa của hệ thống báo cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006? (Hình từ Internet)
Hệ thống báo cháy phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006 hướng dẫn về quy định chung về hệ thống báo cháy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Quy định chung
...
2.3. Hệ thống báo cháy phải:
- phát hiện nhanh chóng kịp thời để thực hiện những chức năng dự tính cho hệ thống;
- truyền chính xác các tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị chỉ báo và kiểm soát, nếu thích hợp, truyền đến trạm nhận báo động cháy;
- chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý của mọi người ngay lập tức và không nhầm lẫn;
- không nhạy cảm với những hiện tượng khác ngoài những hiện tượng mà chức năng của hệ thống phải phát hiện;
- báo hiệu ngay lập tức và rõ ràng bất kỳ một lỗi nào phát hiện được mà có thể gây tác hại cho sự hoạt động chính xác của hệ thống.
2.4. Hệ thống báo cháy không được:
- bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một hệ thống khác liên kết hoặc không liên kết với nó;
- bị ngừng làm việc một phần hay toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện trước khi cháy hoặc hiện tượng đã được phát hiện.
...
Theo đó, các quy định mà hệ không báo cháy phải đáp ứng là:
- Phát hiện nhanh chóng kịp thời để thực hiện những chức năng dự tính cho hệ thống;
- Truyền chính xác các tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị chỉ báo và kiểm soát, nếu thích hợp, truyền đến trạm nhận báo động cháy;
- Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý của mọi người ngay lập tức và không nhầm lẫn;
- Không nhạy cảm với những hiện tượng khác ngoài những hiện tượng mà chức năng của hệ thống phải phát hiện;
- Báo hiệu ngay lập tức và rõ ràng bất kỳ một lỗi nào phát hiện được mà có thể gây tác hại cho sự hoạt động chính xác của hệ thống.
Ngoài ra, hệ thống báo cháy không được:
- Bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một hệ thống khác liên kết hoặc không liên kết với nó;
- Bị ngừng làm việc một phần hay toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện trước khi cháy hoặc hiện tượng đã được phát hiện.
Khi nào thì hệ thống báo cháy được coi là hệ thống tin cậy?
Theo Tiểu mục 2.5 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-1:2006 hướng dẫn về quy định chung về hệ thống báo cháy như sau:
Quy định chung
2.1. Mục đích của hệ thống báo cháy là nhằm phát hiện cháy ở thời điểm sớm nhất và phát ra tín hiệu báo động để thực hiện những hành động thích hợp (ví dụ: sơ tán người, báo cho tổ chức chữa cháy, khởi động thiết bị chữa cháy, điều khiển cửa thoát khói, van chặn).
Hệ thống báo cháy có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay.
...
2.5. Hệ thống phát hiện và báo cháy phải là một hệ thống tin cậy. Một hệ thống được coi là tin cậy khi nó thực hiện chức năng của mình không sai sót hoặc bỏ sót.
2.6. Sự phù hợp của các bộ phận trong hệ thống báo cháy với những quy định trong TCVN 7568 không nhất thiết phải đảm bảo tính tương hợp giữa các bộ phận đó với nhau. Điều này chỉ được quan tâm khi thiết kế toàn bộ hệ thống. Sự hoạt động hợp lý của hệ thống đã lắp đặt được khẳng định bằng thử nghiệm sau khi hoàn thành việc lắp đặt.
2.7. Bất kỳ lỗi nào của một bộ phận của hệ thống phát, hiện và báo cháy cũng không được gây ra các lỗi tiếp theo của hệ thống như là mối nguy hiểm cho toàn bộ hay gián tiếp bên ngoài hệ thống.
...
Theo đó, hệ thống báo cháy được xem là hệ thống tin cậy khi nó thực hiện chức năng của mình không sai sót hoặc bỏ sót.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?