Chứng chỉ giáo dục quốc phòng đối với sinh viên để làm gì?
Chứng chỉ giáo dục quốc phòng đối với sinh viên để làm gì?
Hiện nay, có khá nhiều bạn sinh viên đang băn khoăn không biết chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh được dùng để làm gì trong hệ thống đào tạo Đại học hoặc Cao đẳng
Do đó, mà nhiều bạn sinh viên không biết được tầm quan trọng của chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh chính vì thế mà họ thường lơ là khi học tập.
Như vậy, chứng chỉ giáo dục quốc phòng để làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một phần thắc mắc cho người đọc.
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định về điều kiện để được cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh thì sinh viên phải có điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Đồng thời, tại Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 cũng quy định giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa.
Mặc khác, tại điểm a khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT và Điều 34 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì sinh viên phải tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo của trường.
Qua đó có thể thấy, chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh là một yếu tố cần thiết để đáp ứng điều kiện xét tốt nghiệp ở cấp cao đẳng và đại học.
Do đó, để đảm bảo tốt nghiệp, sinh viên bắt buộc phải có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh theo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013. Nếu không thì sinh viên cần phải học lại môn học này cho đến khi được cấp chứng chỉ thì mới có thể xét tốt nghiệp.
Chứng chỉ giáo dục quốc phòng đối với sinh viên để làm gì? (Hình từ Internet)
Sinh viên được miễn, tạm hoãn học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp nào?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về sinh viên được miễn, tạm hoãn học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp sau đây:
[1] Đối tượng được miễn học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh:
- Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
- Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
- Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
[2] Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh, gồm:
Học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
[3] Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
- Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
- Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
[4] Đối tượng được tạm hoãn học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh:
- Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
- Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH.
Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Nguyên tắc, yêu cầu dạy, học môn giáo dục quốc phòng an ninh bậc đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH nguyên tắc, yêu cầu dạy, học môn giáo dục quốc phòng an ninh bậc đại học được quy định như sau:
[1] Dạy, học môn học giáo dục quốc phòng an ninh phải bảo đảm tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp;
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với quy chế tổ chức đào tạo của từng trình độ;
Phải gắn liền với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể;
Dạy, học môn học giáo dục quốc phòng an ninh tại các cơ sở giáo dục phải gắn kết với giáo dục thực tế, kỹ năng thực hành và hoạt động ngoại khóa.
[2] Giáo viên, giảng viên dạy giáo dục quốc phòng an ninh khi giảng dạy tại giảng đường hoặc trên thao trường phải mang mặc trang phục giáo dục quốc phòng an ninh theo quy định;
Giáo viên, giảng viên là sĩ quan quân đội, công an biệt phái phải mang mặc theo Điều lệnh quân đội, công an nhân dân.
[3] Giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên giảng dạy và học tập môn học giáo dục quốc phòng an ninh phải thực hiện đúng, đủ kế hoạch giảng dạy, học tập, nội quy, quy tắc về đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?