Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Cho tôi hỏi: Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến qua các giai đoạn nào? Câu hỏi của chị Kim Sương (thành phố Cần Thơ)

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp.

Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như:

[1] Sốt cao.

[2] Đau cơ,

[3] Hạch bạch huyết,

[4] Phát ban.

...

Thông thường bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày.

Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn.

Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì? (Hình từ Internet)

Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến qua các giai đoạn nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 quy định bệnh đậu mùa khỉ diễn biến qua các giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:

+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

+ Tiến triển ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) -> đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) -> mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) -> mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) -> đóng vảy khô -> bong tróc và có thể để lại sẹo.

+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.

+ Số lượng tổn thương da: trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ được phân tuyến như thế nào?

Theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 quy định về việc điều tra, báo cáo ca bệnh và phân tuyến điều trị như sau:

ĐIỀU TRA, BÁO CÁO CA BỆNH VÀ PHÂN TUYẾN ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều tra, báo cáo ca bệnh
Thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch bệnh. Báo cáo ca bệnh xác định được gửi về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định trường hợp bệnh nhiễm vi rút đậu mùa khỉ.
4.2. Phân tuyến điều trị
- Tại y tế xã/phường, quận/huyện: ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.
- Tuyến tỉnh, trung ương: ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai); ca bệnh có biến chứng nặng.
- Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị:
+ Giảm thị lực.
+ Giảm ý thức, hôn mê, co giật.
+ Suy hô hấp.
+ Chảy máu, giảm số lượng nước tiểu.
+ Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
...

Theo đó, việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ được phân tuyến như sau"

- Tại y tế xã/phường, quận/huyện: ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.

- Tuyến tỉnh, trung ương: ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai); ca bệnh có biến chứng nặng.

Lưu ý: Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị:

+ Giảm thị lực.

+ Giảm ý thức, hôn mê, co giật.

+ Suy hô hấp.

+ Chảy máu, giảm số lượng nước tiểu.

+ Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào