Mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung mới nhất hiện nay?
Mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung mới nhất hiện nay?
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP có quy định về mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung như sau:
Xem chi tiết và tải về mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung mới nhất hiện nay ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP tại đây.
Đối tượng nào phải kê khai tài sản thu nhập hằng năm?
Tại Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP có quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập hằng năm bao gồm:
(1) Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
Chấp hành viên;
Điều tra viên;
Kế toán viên;
Kiểm lâm viên;
Kiểm sát viên;
Kiểm soát viên ngân hàng;
Kiểm soát viên thị trường;
Kiểm toán viên;
Kiểm tra viên của Đảng;
Kiểm tra viên hải quan;
Kiểm tra viên thuế;
Thanh tra viên;
Thẩm phán.
(2) Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục 3.
Xem chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP tại đây.
(3) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập?
Tại Điều 5 Nghị định 130/2020/NĐ-CP có quy định về quyền yêu cầu, trách nhiệm thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Quyền yêu cầu, trách nhiệm thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người yêu cầu) để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
Như vậy, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập là người có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập.
Người có hành vi kê khai tài sản thu nhập không trung thực bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Tại Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản thu nhập tăng thêm không trung thực như sau:
Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Như vậy, người có hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực bị xử lý kỷ luật như sau:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân: bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ: không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
- Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc 2 trường hợp trên:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức:
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc;
+ Bãi nhiệm;
Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch;
Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
- Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?