Đảng viên nhận hối lộ thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Cho tôi hỏi đảng viên tham nhũng là thực hiện các hành vi nào và nhận hối lộ thì bị kỷ luật như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi từ anh Lưu (Bình Dương)

Đảng viên thực hiện những hành vi nào bị xem là tham nhũng?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
...

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng:

Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
...

Như vậy, Đảng viên là người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thực hiện các hành vi sau đây vì vụ lợi thì bị xem là tham nhũng:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi;

- Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Ngoài ra, Đảng viên có hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước, bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Đảng viên nhận hối lộ thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Đảng viên nhận hối lộ thì bị xử lý kỷ luật như thế nào? (Hình từ Internet)

Đảng viên nhận hối lộ kỷ luật như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ:

Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
...
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
...

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền:

Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền
...
3. Kỷ luật bằng hình thức khai trừ trong trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đưa, nhận hối lộ để được bố trí, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm, bố trí nhiều cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Căn cứ điểm h khoản 3 Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:

Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
...
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
...
h) Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận “hoa hồng” hoặc môi giới đưa, nhận “hoa hồng” trái quy định. Nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực thi công vụ.
...

Theo đó, đảng viên nhận hối lộ trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

- Đảng viên nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác, nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, xét phong tặng danh hiệu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

- Đảng viên nhận hối lộ để được bố trí, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm, bố trí nhiều cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Đảng viên môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định.

- Đảng viên đưa, nhận “hoa hồng” hoặc môi giới đưa, nhận “hoa hồng” trái quy định. Nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực thi công vụ.

Đảng viên nhận hối lộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội nhận hối lộ:

Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Theo đó, Đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội sau đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ:

- Tội tham ô tài sản;

- Tội nhận hối lộ;

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Tội giả mạo trong công tác.

Đảng viên nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân hoặc tử hình.

Trân trọng!

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng 60 năm tuổi Đảng của Đảng viên từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng cho đảng viên đạt tiêu chuẩn Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử truyền thống cách mạng huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 144-QĐ/TW: Tiêu chuẩn 6 dám đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản thảo luận chính trị hè năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp đảng viên cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phiếu đảng viên 2024 (Mẫu 2-HSĐV) mới nhất năm 2024 và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn mực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trong đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên 55 tuổi Đảng được bao nhiêu tiền từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 144-QĐ/TW: Cán bộ, đảng viên phải tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đảng viên
Phan Vũ Hiền Mai
1,321 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đảng viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Cập nhật 14 văn bản về Đảng viên mới nhất năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào