Lợi nhuận là gì? Cách tính của lợi nhuận là gì?

Tôi có một thắc mắc cần được giải đáp: Định nghĩa của lợi nhuận là gì và cách tính lợi nhuận như thế nào? (Câu hỏi của anh Sang - Đồng Nai)

Lợi nhuận là gì? Cách tính của lợi nhuận là gì?

Sau đây là một số thông tịn để có thể trả lời cho câu hỏi "Lợi nhuận là gì?" có thể tham khảo:

Lợi nhuận được hiểu đơn giản là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp, hoặc một cá nhân. Lợi nhuận có thể được biểu thị dưới dạng số tiền, phần trăm hoặc tỉ lệ.

Lợi nhuận có thể được phân loại thành các loại sau:

[1] Lợi nhuận ròng: Là lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý, thuế và các khoản chi phí khác.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Trong đó:

- Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tổng chi phí là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã phải chi ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ với mục đích kinh doanh.

- Lợi nhuận ròng: Là lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý, thuế và các khoản chi phí khác.

[2] Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận thu được trước khi trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn - Chi phí

Lợi nhuận là gì? Cách tính của lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận là gì? Cách tính của lợi nhuận là gì? (hình từ Internet)

Các khoản được trừ khi xác định lợi nhuận sau thuế nộp vào ngân sách nhà nước là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 85/2021/TT-BTC quy định về thu vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Thu vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Xác định lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước
Lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi trừ đi các khoản sau đây:
a) Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định (nếu chưa được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán);
c) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Các khoản phân phối, trích lập quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ hoặc các khoản phân phối trích lập quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).
...

Theo đó, các khoản được trừ khi xác định lợi nhuận sau thuế nộp vào ngân sách nhà nước gồm:

[1] Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

[2] Trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định (nếu chưa được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán);

[3] Thuế thu nhập doanh nghiệp;

[4] Các khoản phân phối, trích lập quỹ theo quy định pháp luật

Các nguyên tắc cần lưu ý khi áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập như sau:

[1] Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận được áp dụng trên nguyên tắc không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này;

Các yếu tố có tác động trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, bao gồm:

- Các yếu tố về tài sản, vốn, chi phí;

- Quyền kiểm soát, quyền quyết định trên thực tế phục vụ cho việc thực hiện chức năng chính của người nộp thuế;

- Tính chất ngành nghề hoạt động kinh doanh và thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

- Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm; điều kiện kinh tế diễn ra giao dịch;

- Các quan hệ thương mại hoặc tài chính của tập đoàn đa quốc gia;

- Hỗ trợ kỹ thuật;

- Chia sẻ bí quyết kinh doanh;

- Sử dụng nhân sự biệt phái hoặc kiêm nhiệm và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế, đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.

[2] Trường hợp áp dụng phương pháp giá bán lại: khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) như các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp là đại lý bán hàng, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà phân phối thực hiện marketing; mức độ tăng trưởng phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm; chức năng của người nộp thuế trong chuỗi cung ứng như bán lẻ, bán buôn và phương pháp hạch toán kế toán của các bên;

[3] Trường hợp áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi: Khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn gồm các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất theo hợp đồng chỉ định từ công ty mẹ hoặc cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn; các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi phí giám sát chất lượng, lưu kho, điều kiện thanh toán và phương pháp hạch toán kế toán đối với các yếu tố cấu thành trong giá vốn của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập;

[4] Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần: Khác biệt có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận thuần như khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế; điều kiện hợp đồng và đặc tính sản phẩm theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng sản xuất phân phối đơn giản, không có chức năng quyết định chiến lược và phát sinh giao dịch tạo giá trị gia tăng thấp, không chịu rủi ro hàng tồn kho, rủi ro thị trường và không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác tài sản vô hình thì không gánh chịu lỗ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ các rủi ro này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Chu Tường Vy
110,791 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 có chủ đề là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
KYC Pi bao lâu thì được duyệt? Các bước chuyển Pi về ví sau khi KYC 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán Pi coin ở đâu? Các bước bán Pi trên sàn OKX chi tiết 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sân bay Gia Bình Bắc Ninh là sân bay gì? Sân bay Gia Bình nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào