Các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như thế nào?

Xin hỏi: Các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như thế nào? QCVN 06:2012/BCT về dây dẫn tín hiệu nổ được áp dụng đối với đối tượng nào? Câu hỏi của anh Trung (Tp.HCM).

QCVN 06:2012/BCT về dây dẫn tín hiệu nổ được áp dụng đối với đối tượng nào?

Tại Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2012/BCT có quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dây dẫn tín hiệu nổ dùng trong công nghiệp và các mục đích dân dụng khác, sau đây dây dẫn tín hiệu nổ được gọi tắt là dây dẫn nổ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
...

Như vậy, QCVN 06:2012/BCT về dây dẫn tín hiệu nổ được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

Lưu ý: Không áp dụng đối với trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như thế nào?

Các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như thế nào? (Hình từ Internet)

Dây dẫn tín hiệu nổ phải đáp ứng quy định kỹ thuật gì theo QCVN 06:2012/BCT?

Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2012/BCT có quy định kỹ thuật đối với dây dẫn tín hiệu nổ như sau:

- Vỏ dây

+ Vỏ dây không được có lỗ thủng, không có tạp chất dạng cục, màu sắc phải đồng nhất, bề mặt ngoài phải nhẵn bóng không bị nứt, xước.

+ Thành trong vỏ dây không được đọng bột thuốc, thuốc phải bám đều, không được nứt đoạn hoặc lẫn tạp chất cơ học mắt thường thấy.

- Tốc độ nổ

Tốc độ nổ của dây dẫn nổ không nhỏ hơn 1.600 m/s.

- Độ nhạy gây nổ

Các dây dẫn nổ cắm trong bạc thử nổ phải truyền nổ hết khi gây nổ bằng kíp nổ cường độ số 8.

- Khả năng chịu chấn động

Dây dẫn nổ khi thử chấn động với tần số 60 lần/phút, biên độ 150 mm trong thời gian 5 phút, phải đạt yêu cầu về độ tin cậy truyền nổ và tốc độ nổ.

- Khả năng chịu lực kéo

Lực kéo đứt dây dẫn nổ theo hướng dọc trục không nhỏ hơn 180 N.

- Ghi nhãn

Ghi nhãn theo quy định của nhà nước, nội dung gồm:

- Tên sản phẩm;

- Số lượng;

- Lô, tháng - năm sản xuất;

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

- Khối lượng;

- Mã phân loại theo quy định của QCVN 02 : 2008/BCT;

- Ký hiệu: "nhẹ tay", "tránh mưa nắng", "chiều đặt hòm", "vật liệu nổ cháy".

- Bảo quản, vận chuyển

Bảo quản, vận chuyển dây dẫn nổ tuân theo quy định của quy chuẩn QCVN 02 : 2008/BCT.

Lưu ý: QCVN 02 : 2008/BCT đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi QCVN 01:2019/BCT.

Các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như thế nào?

Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2012/BCT có quy định phương pháp thử độ nổ của dây dẫn tín hiệu nổ như sau:

Phương pháp thử
3.1. Quy định chung về an toàn khi thử nghiệm
Mọi thao tác trong quá trình thử nghiệm tuân theo quy định về đảm bảo an toàn trong QCVN 02 : 2008/BCT và QCVN 01 : 2012/BCT.
3.2. Thử tốc độ nổ
3.2.1. Nguyên tắc
Tín hiệu ánh sáng của sóng nổ trong ống được ghi nhận bằng bóng cảm quan và thông qua bộ chuyển đổi, được chuyển thành tín hiệu điện, làm khởi động và dừng máy đo thời gian. Từ thời gian đo được và khoảng cách giữa hai điểm khởi, dừng (bia) tính được tốc độ nổ.
3.2.2. Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô dây dẫn tín hiệu nổ, mỗi mẫu thử được cắt đoạn dài 2,0m. Số lượng mẫu thử: 13 mẫu.
3.2.3. Thiết bị:
3.2.3.1. Máy đo thời gian, độ chính xác 10-6 s;
3.2.3.2. Bộ thu tín hiệu quang;
3.2.3.3. Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn nổ.
3.2.4. Tiến hành thử
3.2.4.1. Luồn đoạn dây dẫn nổ vào đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ tín hiệu quang. Kéo thẳng đoạn dây dẫn nổ. Khoảng cách của đầu thu tín hiệu khởi (start) đến đầu sẽ gây nổ của dây dẫn nổ không nhỏ hơn 0,3 m. Khoảng cách giữa đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ tín hiệu quang được đo khi thử nghiệm.
3.2.4.2. Thao tác đặt thời gian thử, ấn nút chuẩn bị thử trên máy đo thời gian;
3.2.4.3. Gây nổ dây dẫn nổ ở đầu dây gắn đầu thu tín hiệu khởi (start) bằng bộ phát hỏa;
3.2.4.4. Đọc kết quả đo được trên máy đo thời gian (∆t).
....

Như vậy, các bước tiến hành thử độ nổ của dây dẫn nổ theo QCVN 06:2012/BCT như sau:

Bước 1: Luồn đoạn dây dẫn nổ vào đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ tín hiệu quang.

Kéo thẳng đoạn dây dẫn nổ. Khoảng cách của đầu thu tín hiệu khởi (start) đến đầu sẽ gây nổ của dây dẫn nổ không nhỏ hơn 0,3 m.

Khoảng cách giữa đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ tín hiệu quang được đo khi thử nghiệm.

Bước 2: Thao tác đặt thời gian thử, ấn nút chuẩn bị thử trên máy đo thời gian;

Bước 3: Gây nổ dây dẫn nổ ở đầu dây gắn đầu thu tín hiệu khởi (start) bằng bộ phát hỏa;

Bước 4: Đọc kết quả đo được trên máy đo thời gian (∆t).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào