Thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu gồm những gì?
Theo Mục 1 Phần 2 Phụ lục 1 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ y tế ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018 quy định về thành phồ hồ sơ.
Theo đó, người sử dụng lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu.
Trong đó, thành phần hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2016/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc
Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2016/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT năm 2001.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu: (Tải về)
- Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
+ Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
+ Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Lệ phí: Thực hiện theo quy định của Thông tư 93/2012/TT-BTC. Tuy nhiên hiện tại Thông tư 93/2012/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 243/2016/TT-BTC.
Thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần 2 Phụ lục 1 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ y tế ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018 quy định về thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị khám giám định (đã nêu tại mục 1).
Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tổ chức khám giám định sức khỏe cho người lao động bị tai nạn.
Căn cứ hồ sơ nhận được, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản cho phía người lao động/doanh nghiệp biết lý do.
Bước 4: Phát hành Biên bản giám định y khoa.
Trong 10 ngày làm việc tính từ khi Hội đồng giám định y khoa có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
Ai là người trả chi phí khám giám định tai nạn lao động lần đầu cho người lao động?
Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ:
- Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
- Trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Do đó, người lao động và người sử dụng lao động đều không phải trả chi phí khám giám định tai nạn lao động lần đầu mà chi phí khám giám định sẽ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?