Quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào?

Xin cho tôi hỏi, quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào?

Căn cứ quy định tiết 4.5.4 Tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát như sau:

Tính phù hợp, vệ sinh và bảo trì thiết bị
.....
4.5.4 Bảo trì
Phải có sẵn chương trình bảo trì dự phòng và phải bao gồm mọi thiết bị được sử dụng để giám sát và/hoặc kiểm soát các nguy cơ đối với an toàn thức ăn chăn nuôi.
Phải áp dụng các yêu cầu vệ sinh cho các khu vực bảo trì và các hoạt động bảo trì.
Phải ưu tiên các yêu cầu bảo trì có ảnh hưởng đến an toàn thức ăn chăn nuôi.
Các hoạt động bảo trì phải được thực hiện theo cách ngăn ngừa ô nhiễm.
Các hoạt động bảo trì trong các khu vực sản xuất phải được lưu hồ sơ.
Việc sửa chữa tạm thời không được làm ảnh hưởng đến tính an toàn của thức ăn chăn nuôi. Việc thay thế bằng sửa chữa lâu dài phải bao gồm trong kế hoạch bảo trì.
Thủ tục đưa thiết bị đã bảo trì vào sản xuất phải xác định rõ các biện pháp vệ sinh và tiền kiểm tra.
Chất bôi trơn và chất lỏng truyền nhiệt phải phù hợp với mục đích sử dụng khi có khả năng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguyên vật liệu.
....

Như vậy, quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:

- Phải có sẵn chương trình bảo trì dự phòng và phải bao gồm mọi thiết bị được sử dụng để giám sát và/hoặc kiểm soát các nguy cơ đối với an toàn thức ăn chăn nuôi.

- Phải áp dụng các yêu cầu vệ sinh cho các khu vực bảo trì và các hoạt động bảo trì.

- Phải ưu tiên các yêu cầu bảo trì có ảnh hưởng đến an toàn thức ăn chăn nuôi.

- Các hoạt động bảo trì phải được thực hiện theo cách ngăn ngừa ô nhiễm.

- Các hoạt động bảo trì trong các khu vực sản xuất phải được lưu hồ sơ.

- Việc sửa chữa tạm thời không được làm ảnh hưởng đến tính an toàn của thức ăn chăn nuôi. Việc thay thế bằng sửa chữa lâu dài phải bao gồm trong kế hoạch bảo trì.

- Thủ tục đưa thiết bị đã bảo trì vào sản xuất phải xác định rõ các biện pháp vệ sinh và tiền kiểm tra.

- Chất bôi trơn và chất lỏng truyền nhiệt phải phù hợp với mục đích sử dụng khi có khả năng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguyên vật liệu.

Quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào?

Quy định về bảo trì các thiết bị kiểm tra giám sát an toàn thức ăn chăn nuôi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện tiên quyết chung về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 như thế nào?

Căn cứ quy định Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-6:2018 quy định như sau:

Điều kiện tiên quyết chung về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như sau:

- Cơ sở phải được thiết kế, xây dựng và bảo trì theo cách thức phù hợp để:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mọi hoạt động;

+ Loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức chấp nhận được các mối nguy đối với an toàn thức ăn chăn nuôi liên quan đến các hoạt động đó;

+ Ngăn ngừa ô nhiễm từ môi trường xung quanh.

+ Cơ sở phải được duy trì trong tình trạng tốt.

Thực vật phải được chăm sóc, cắt bỏ hoặc được quản lý để giải quyết các mối nguy đối với an toàn thức ăn chăn nuôi. Các cơ sở phải được thiết kế, xây dựng và bảo trì để đảm bảo thoát nước và làm vệ sinh phù hợp để ngăn ngừa ô nhiễm.

+ Ranh giới của cơ sở phải được xác định và được lập thành văn bản.

Việc tiếp cận cơ sở phải được quản lý để giải quyết các mối nguy đối với an toàn thức ăn chăn nuôi.

Việc tiếp cận cơ sở của những người không phải là nhân viên phải được kiểm soát theo cách tùy thuộc vào mối nguy đối với an toàn thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp không khả thi để kiểm soát việc tiếp cận cơ sở thì phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.

+ Các điểm tiếp cận khi tiếp nhận nguyên vật liệu rời vào dây chuyền phải được xác định cũng như bảo vệ khỏi ô nhiễm và việc sử dụng không đúng mục đích.

- Các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn từ môi trường cục bộ phải được xem xét.

- Các biện pháp thực hiện để bảo vệ khỏi các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn phải được lập thành văn bản và xem xét về tính hiệu lực.

Theo quy định của pháp luật thì có các loại tiêu chuẩn nào?

Căn cứ quy định Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định về loại tiêu chuẩn như sau:

Loại tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có các loại tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào