Việc thiết kế lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?

Tôi có một thắc mắc: Việc thiết kế lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT? Câu hỏi của anh Quang Trường (Thanh Hóa)

Việc thiết kế lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?

Căn cứ theo Mục 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT quy định về việc thiết kế lưới độ cao như sau:

- Khi thiết kế lưới độ cao phải tuân theo các quy định kỹ thuật nêu ở Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT.

- Quá trình thiết kế lưới độ cao được chia làm 3 bước:

+ Thiết kế sơ bộ: Thu thập tài liệu cũ về độ cao, khí tượng, thủy văn, địa chất, dân cư, giao thông thủy bộ v.v…Trên cơ sở phân tích đánh giá tài liệu thu thập thiết kế sơ bộ mạng lưới;

+ Khảo sát thực địa;

+ Thiết kế chính thức.

- Nội dung bản thiết kế kỹ thuật gồm hai phần chính:

+ Phần thiết kế kỹ thuật;

+ Phần dự toán giá thành.

2.4. Lưới độ cao hạng 1, 2 được thiết kế tổng thể trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000 hoặc 1/200.000, thiết kế kỹ thuật trên bản đồ 1/100.000 hoặc 1/50.000. Lưới độ cao hạng 3, 4 được thiết kế kỹ thuật trên bản đồ 1/50.000.

Chọn đường tốt nhất để thiết kế lưới độ cao hạng I trên toàn lãnh thổ. Mạng lưới độ cao hạng 2 về cơ bản phải lập riêng cho từng vùng lãnh thổ và phải dựa vào hạng 1 tạo thành các vòng khép.

Trên cơ sở mạng lưới độ cao hạng 1, 2 và các đường độ cao hạng 3, 4 đã có tiến hành thiết kế các đường hạng 3, 4.

- Khi thiết kế các đường độ cao phải dùng các ký hiệu để biểu thị các điểm tựa, điểm độ cao cơ bản, điểm độ cao thường. Trên bản đồ thiết kế phải vẽ các đường độ cao đã có trong khu vực.

- Các đường độ cao được thiết kế trên bản đồ cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Đường có độ dốc nhỏ nhất để có số trạm đo ít nhất.

+ Đường dễ đi nhất để thuận tiện cho đo ngắm và vận chuyển.

- Điểm đầu và cuối các đường độ cao phải nối vào các điểm độ cao cũ (gọi là điểm tựa) hạng cao hơn hoặc cùng hạng. Các đường độ cao hạng 1 nếu nối với nhau nhất thiết phải nối vào các mốc cơ bản và phải đo kiểm tra một hoặc hai đoạn kề bên.

Các đường đo hạng 1 cần phải tạo thành các vòng khép. Các đường độ cao hạng 2 cũng phải tạo thành vòng khép với nhau hoặc với các đường hạng 1. Các đường độ cao hạng 3, 4 phải tạo thành các vòng khép và tựa vào các điểm hạng 1, 2.

- Điểm tựa và điểm nút của các đường độ cao các hạng đều phải được vẽ sơ đồ theo quy định tại phụ lục 7.

- Khi đo lặp phải tiến hành điều tra, khảo sát không được tự ý thay đổi thiết kế cũ. Các mốc độ cao cũ chất lượng còn đáp ứng yêu cầu của cấp hạng thiết kế mới thì vẫn được sử dụng làm mốc độ cao mới và tiến hành đo ngắm bình thường.

Việc thiết kế lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?

Việc thiết kế lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT? (Hình từ Internet)

Nội dung công tác tính toán khái lược để xây dựng lưới độ cao như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?

Theo Mục 12 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT quy định kỹ thuật như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
12. Tính toán khái lược
12.1. Quy định chung
12.1.1. Nhiệm vụ của công tác tính toán khái lược là đưa các số hiệu chỉnh cần thiết vào kết quả chênh cao đo được và đánh giá độ chính xác kết quả đo.
12.1.2. Nội dung công tác tính toán khái lược bao gồm:
- Kiểm tra và tính toán các số đọc đã ghi trong các số đo;
- Tính các số hiệu chỉnh chênh cao cho từng đoạn;
- Lập các bảng tính toán chênh cao và độ cao khái lược;
- Vẽ sơ đồ lưới độ cao của toàn khu đo. Trong mỗi vòng khép kín hoặc hở đều ghi trị giá không phù hợp và giới hạn sai số cho phép.
Trong quá trình tính toán phải kiểm tra trị số không phù hợp khi đo đi đo về của các đoạn, sai số khép chênh cao giữa hai điểm hạng cao, sai số khép vòng, sai số trung phương ngẫu nhiên và sai số hệ thống trên 1 km (chỉ áp dụng khi đo chênh cao hạng I, II).
...

Theo đó, việc tính toán khái lược để xây dựng lưới độ cao theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT như sau:

- Kiểm tra và tính toán các số đọc đã ghi trong các số đo;

- Tính các số hiệu chỉnh chênh cao cho từng đoạn;

- Lập các bảng tính toán chênh cao và độ cao khái lược;

- Vẽ sơ đồ lưới độ cao của toàn khu đo. Trong mỗi vòng khép kín hoặc hở đều ghi trị giá không phù hợp và giới hạn sai số cho phép.

Trong quá trình tính toán phải kiểm tra trị số không phù hợp khi đo đi đo về của các đoạn, sai số khép chênh cao giữa hai điểm hạng cao, sai số khép vòng, sai số trung phương ngẫu nhiên và sai số hệ thống trên 1 km (chỉ áp dụng khi đo chênh cao hạng 1, 2).

Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền đánh giá các sản phẩm thuộc lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?

Căn cứ theo Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT quy đinh về quản lý cụ thể như sau:

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan cao nhất đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc Lưới độ cao quốc gia hạng I, II, III, IV của quy chuẩn kỹ thuật này.
2. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam chỉ định cơ quan kỹ thuật chuyên môn để kiểm tra chứng nhận hợp quy các sản phẩm của lưới độ cao Quốc gia hạng I, II, III, IV.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan cao nhất đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc lưới độ cao quốc gia hạng 1, 2, 3, 4.

Do đó, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh giá các sản phẩm thuộc lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT.

Trân trọn!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về giám sát kỹ thuật trang bị an toàn tàu biển theo TCVN 6278:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,106 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào