Đàm phán cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư được áp dụng trong các trường hợp nào?
- Đàm phán cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư được áp dụng trong các trường hợp nào?
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh đối với dự án nào?
- Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh được quy định như thế nào?
Đàm phán cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư được áp dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về đàm phán cạnh tranh như sau:
Đàm phán cạnh tranh
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư hay gọi là đầu tư theo phương thức PPP là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Theo như quy định thì đàm phán cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Đàm phán cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư được áp dụng trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh đối với dự án nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 21 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP như sau:
Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật PPP và Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh đối với:
a) Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
b) Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là dự án ứng dụng công nghệ mới).
.....
Như vậy, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh đối với:
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là dự án ứng dụng công nghệ mới).
Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 47 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức đàm phán cạnh tranh như sau:
Tổ chức đàm phán cạnh tranh
1. Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh
a) Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan. Việc đàm phán phải căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của các nhà đầu tư;
b) Không tiết lộ thông tin hồ sơ dự đàm phán, nội dung đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm;
c) Cho phép nhà đầu tư điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn;
d) Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP;
đ) Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.
....
Như vậy, nguyên tắc đàm phán cạnh tranh được quy định như sau:
- Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan. Việc đàm phán phải căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của các nhà đầu tư;
- Không tiết lộ thông tin hồ sơ dự đàm phán, nội dung đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm;
- Cho phép nhà đầu tư điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn;
- Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư theo quy định,
Trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?