Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng được lập khi nào?
Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng được lập khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý công tác thiết kế xây dựng như sau:
Quản lý công tác thiết kế xây dựng
...
3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.
Như vậy, việc nghiệm thu hồ sơ thiết kế giữa chủ đầu tư và tư vấn thiết kế được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.
Theo đó, biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng được lập khi chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt.
Sau đó, trên cơ sở biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư ra thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng được lập khi nào? (Hình từ Internet)
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng phải đảm bảo những nội dung gì?
Theo Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu công việc xây dựng như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
...
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
...
Theo đó, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Tên công việc được nghiệm thu.
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu.
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu.
- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo;
- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng gồm các nội dung sau đây:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Trân trọng!

Nguyễn Trần Cao Kỵ
- Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
- Danh sách 08 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay?
- Nộp án phí ly hôn 2024 ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Dự án có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất có được miễn ký quỹ không?
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?