Khu vực tây nguyên gồm những dân tộc nào sinh sống?

Cho tôi hỏi khu vực tây nguyên gồm những dân tộc nào sinh sống? Hành vi kỳ thị các dân tộc có bị nghiêm cấm không? Câu hỏi từ anh Hoàng Hải (Lâm Đồng)

Khu vực Tây nguyên gồm những dân tộc nào sinh sống?

Hiện nay, khu vực Tây nguyên có 05 tỉnh gồm: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Có 6 thành phố, bao gồm:

- Thành phố Buôn Ma Thuột (Tỉnh Đắk Lắk)

- Thành phố Gia Nghĩa (Tỉnh Đắk Nông)

- Thành phố Pleiku (Tỉnh Gia Lai)

- Thành phố Kon Tum (Tỉnh Kon Tum)

- Thành phố Đà Lạt (Tỉnh Lâm Đồng)

- Thành phố Bảo Lộc (Tỉnh Lâm Đồng)

Ngoài dân tộc Kinh, khu vực Tây nguyên là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số, trong đó phải kể đến Bana, Gia Rai, Ê Đê, M’nong, Cơ Ho, Mạ, những dân tộc bản địa đã sinh sống ở đây qua nhiều thế kỷ.

Dân tộc Gia Rai (hay JRai) là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía bắc tỉnh Đắk Lắk. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết, cộng đồng này có trên 411.000 người, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Tây Nguyên.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Khu vực tây nguyên gồm những dân tộc nào sinh sống?

Khu vực tây nguyên gồm những dân tộc nào sinh sống? (Hình từ Internet)

Chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL quy định hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam:

Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam
1. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2. Nâng cao năng lực của chủ thể văn hóa; có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ nghệ nhân, người tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa nghệ thuật truyền thống; sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, truyền dạy những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
...

Như vậy, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam như sau:

- Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao năng lực của chủ thể văn hóa;

- Có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ nghệ nhân, người tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa nghệ thuật truyền thống;

- Sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, truyền dạy những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

- Sưu tầm, xuất bản, giới thiệu văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

- Sản xuất các tác phẩm điện ảnh phản ánh cuộc sống xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Sưu tầm, phục dựng và phát huy các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số;

- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số.

- Ưu tiên nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng hoặc công nhận các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

- Xây dựng các đề án, chương trình kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền các di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số.

Hành vi kỳ thị các dân tộc có bị nghiêm cấm không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm:

Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
2. Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên, trong công tác dân tộc nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, hành vi kỳ thị các dân tộc là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Valentine năm 2025 vào ngày nào âm lịch? Ngày Valentine năm 2025 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 14 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vàng hôm nay (07/02/2025) cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ hoàng đạo ngày vía thần tài 2025 vào giờ nào tốt nhất đón may mắn, tài lộc? Khi nào mang theo vàng xuất cảnh nhập cảnh bị cấm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
10 3 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Còn bao nhiêu ngày nữa Giỗ tổ Hùng Vương 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
18,993 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào