Mẫu lời nhận xét thực tập tốt nghiệp hay nhất?
Mẫu lời nhận xét thực tập tốt nghiệp hay nhất?
Thực tập là hoạt động không thể thiếu của các sinh viên đại học. Đây là một trong những điều kiện để được xét tốt nghiệp đại học đối với sinh viên. Thông thường, sinh viên sẽ đi thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp vào năm 3 hoặc năm 4.
Vào cuối thời gian thực tập, cơ quan nơi sinh viên thực tập sẽ thực hiện đánh giá, nhận xét thực tập căn cứ theo quá trình thực tập của sinh viên. Đây cũng chính là căn cứ để nhà trường chấm điểm, đánh giá chuyên đề thực tập.
Dưới đây là một số mẫu lời nhận xét thực tập tốt nghiệp hay dành cho cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Tải Mẫu lời nhận xét thực tập tốt nghiệp hay nhất tại đây.
Mẫu lời nhận xét thực tập tốt nghiệp hay nhất? (Hình từ Internet)
Thang điểm đánh giá thực tập sư phạm là thang điểm mấy?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT, thang điểm đánh giá thực tập sư phạm là thang điểm 10 và được xếp loại như sau:
- Loại xuất sắc đạt từ điểm 9 đến điểm 10.
- Loại giỏi đạt từ điểm 8 đến điểm cận 9.
- Loại khá đạt từ điểm 7 đến điểm cận 8.
- Loại trung bình khá đạt từ điểm 6 đến điểm cận 7.
- Loại trung bình đạt từ điểm 5 đến điểm cận 6.
- Loại yếu đạt từ điểm 4 đến điểm cận 5.
- Loại kém đạt dưới 4.
Nội dung hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên năm 3 có gì?
Căn cứ theo Điều 16 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT, nội dung hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên năm 3 bao gồm:
[1] Tìm hiểu thực tế giáo dục.
- Nghe đại diện ban giám hiệu báo cáo, tự tìm hiểu, có ghi chép về tình hình giáo dục của nhà trường.
- Nghe đại diện lãnh đạo xã phường báo cáo, tự tìm hiểu, thu thập thông tin về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và phong trào giáo dục địa phương.
- Nghe báo cáo của đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên về công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
- Nghe báo cáo của một giáo viên chủ nhiệm giỏi hay một giáo viên dạy giỏi.
- Tìm hiểu có ghi chép các hoạt động của tổ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của giáo viên, tài liệu, sổ sách lớp, hồ sơ, học bạ học sinh, các văn bản hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý, phù hợp với đặc trưng của từng ngành học, bậc học.
[2] Thực tập làm chủ nhiệm lớp:
- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cả đợt và từng tuần. Theo dõi, nắm vững tình hình học tập, sức khoẻ, đạo đức của cả lớp, của các học sinh cá biệt, cũng như các hoạt động khác của lớp trong suốt thời gian thực tập, có ghi chép, nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt đội thiếu niên, Sao Nhi đồng. Tổ chức các hoạt động giáo dục: lao động vui chơi, văn nghệ, thể dục, thể thao, cắm trại và kỷ niệm các ngày lễ truyền thống.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh, hội phụ huynh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong để làm tốt công tác giáo dục học sinh.
[3] Lập kế hoạch giảng dạy toàn đợt và từng tuần:
- Dự ít nhất 2 tiết dạy mẫu do giáo viên hướng dẫn hoặc giáo viên dạy giỏi thực hiện, có rút kinh nghiệm học tập.
- Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tập giảng có nhóm sinh viên thực tập và giáo viên hướng dẫn tham dự. Sau mỗi giờ tập giảng có rút kinh nghiệm, đề xuất hoàn thiện bài giảng.
- Lên lớp dạy ít nhất 8 tiết theo chuyên ngành đào tạo, dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn. Sau giờ dạy có rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm.
[4] Làm báo cáo thu hoạch:
- Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên làm một báo cáo thu hoạch dưới dạng bài tập nghiên cứu về các nội dung tại mục 1, 2, 3.
- Nhóm sinh viên họp nhận xét, góp ý kiến.
- Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chấm, cho điểm báo cáo thu hoạch của sinh viên và trực tiếp nộp báo cáo thu hoạch này cho trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường trước khi kết thúc đợt thực tập 2 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?