-
Bảo vệ môi trường
-
Quan trắc môi trường
-
Đánh giá tác động môi trường
-
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
-
Sự cố môi trường
-
Hoạt động bảo vệ môi trường
-
Giấy phép môi trường
-
Biến đổi khí hậu
-
Ô nhiễm môi trường
-
Đăng ký môi trường
-
Chất thải
-
Môi trường
-
Đánh giá môi trường chiến lược
-
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
-
Thiệt hại về môi trường

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước? Quy định bảo vệ môi trường nước biển như thế nào?
Tại sao phải bảo vệ môi trường nước?
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Nước chiếm khoảng 70% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có khoảng 2,5% là nước ngọt, trong đó chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sẵn có để sử dụng.
Môi trường nước bao gồm tất cả các nguồn nước trên Trái Đất, bao gồm nước mặt (sông, hồ, biển,...), nước ngầm, nước khí quyển. Môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sau:
- Sự sống của con người: Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể con người, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, vận chuyển chất dinh dưỡng, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể,...
- Sản xuất nông nghiệp: Nước được sử dụng trong tưới tiêu cây trồng, nuôi trồng thủy sản,... Nước sạch là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp bền vững.
- Sản xuất công nghiệp: Nước được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất điện,... Nước sạch là yếu tố quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
- Môi trường sinh thái: Nước là môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Nước sạch là điều kiện cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái.
Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của môi trường nước trong đời sống của con người. Đó là lý do tại sao phải bảo vệ môi trường nước.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tại sao phải bảo vệ môi trường nước? Quy định bảo vệ môi trường nước biển như thế nào? (Hình từ Internet)
Có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, hiện nay có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt như sau:
- Thực hiện quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt. môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải.
- Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình như sau:
+ Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo.
+ Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải.
+ Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy.
+ Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt
- Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt.
- Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới.
- Các biện pháp, giải pháp khác.
Quy định bảo vệ môi trường nước biển như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định bảo vệ môi trường nước biển bao gồm các nội dung như sau:
- Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế - xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
- Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!

Dương Thanh Trúc
- Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
- Danh sách 08 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay?
- Nộp án phí ly hôn 2024 ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Dự án có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất có được miễn ký quỹ không?
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?