Điều kiện về độ tuổi của thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là gì?
Số lượng thành viên tối thiểu của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 quy định về thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia như sau:
Thành lập Hội đồng đạo đức cấp quốc gia
...
6. Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có ít nhất 09 thành viên chính thức bảo đảm cơ cấu thành viên và tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
Ngoài các thành viên chính thức Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có thể có thành viên thay thế và được ghi rõ trong quyết định bổ nhiệm.
...
Theo Điều 6 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 quy định về thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở như sau:
Thành lập Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
...
4. Hội đồng đạo đức cấp cơ sở có ít nhất 5 thành viên chính thức bảo đảm cơ cấu thành viên và tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này. Ngoài các thành viên chính thức Hội đồng đạo đức cấp cơ sở có thể có thành viên thay thế và được ghi rõ trong quyết định bổ nhiệm.
...
Theo đó, hiện nay có 02 cấp Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là Hội đồng đạo đức cấp quốc gia và Hội đồng đạo đức cấp cơ sở. Số lượng thành viên tối thiểu của mỗi cấp sẽ khác nhau, cụ thể là:
[1] Hội đồng đạo đức cấp quốc gia: tối thiểu 09 thành viên
[2] Hội đồng đạo đức cấp cơ sở: tối thiểu 05 thành viên
Điều kiện về độ tuổi của thành viên Hội đồng đạo đức là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện về độ tuổi của thành viên trong Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là gì?
Theo Điều 7 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 quy định về cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học như sau:
Cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
1. Hội đồng đạo đức phải có thành viên đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Thành viên có văn bằng chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu phổ biến do Hội đồng đạo đức đánh giá, trong đó có ít nhất một người độc lập với tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức;
b) Thành viên là bác sĩ lâm sàng;
c) Thành viên có chuyên môn về pháp lý hoặc có am hiểu về nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học;
d) Thành viên không có chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe.
2. Thành viên Hội đồng đạo đức có 03 cơ cấu độ tuổi: Thành viên dưới 40 tuổi, thành viên từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và thành viên từ 50 tuổi trở lên.
3. Thành viên Hội đồng đạo đức có cả 02 giới nam và nữ, trong đó mỗi giới tối thiểu là 20% tổng số thành viên Hội đồng đạo đức.
Theo đó, thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học phải có độ tuổi phân bổ đầy đủ vào 03 nhóm như sau:
[1] Nhóm thành viên dưới 40 tuổi
[2] Nhóm thành viên từ 40 tuổi đến 50 tuổi
[3] Nhóm thành viên trên 50 tuổi
Nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cơ sở là như thế nào?
Theo Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-BYT năm 2013 quy định về nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học như sau:
Nguyên tắc làm việc của các thành viên Hội đồng
1. Các thành viên làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình khi xem xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu trước khi triển khai, trong quá trình triển khai và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.
2. Chỉ các thành viên không có xung đột lợi ích với nghiên cứu mới được quyền đánh giá và bỏ phiếu.
3. Trước các phiên họp xem xét hồ sơ, các thành viên và chuyên gia phản biện phải nghiên cứu hồ sơ, hoàn thành và gửi phiếu đánh giá về tổ thư ký.
4. Các thành viên có trách nhiệm tuân thủ các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng.
5. Các Ủy viên Hội đồng có quyền báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan của cấp quản lý trực tiếp Hội đồng để giải quyết các vi phạm về nguyên tắc làm việc của Chủ tịch Hội đồng hoặc của một thành viên nào đó trong Hội đồng.
Theo đó, các thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cơ sở cần đáp ứng các nguyên tắc sau khi làm việc:
[1] Làm việc độc lập, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình
[2] Chỉ các thành viên không có xung đột lợi ích với nghiên cứu mới được quyền đánh giá và bỏ phiếu
[3] Nghiên cứu hồ sơ, hoàn thành và gửi phiếu đánh giá về tổ thư ký trước các phiên họp xem xét hồ sơ
[4] Các Ủy viên Hội đồng có quyền báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan của cấp quản lý trực tiếp Hội đồng để giải quyết các vi phạm về nguyên tắc làm việc của thành viên nào đó trong Hội đồng kể cả Chủ tịch Hội đồng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?
- Luật thuế GTGT mới khi nào có hiệu lực? Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 đã có chưa?
- Bên cồn là ở đâu? Cồn và cù lao khác nhau thế nào? Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc 2024?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ tư vấn qua mạng mới nhất năm 2025?