Những sản phẩm không được xem là mỹ phẩm? Quy định về công bố tính tăng và mục đích sử dụng của mỹ phẩm như thế nào?

Cho tôi hỏi dựa trên căn cứ nào để có thể xác định một sản phẩm không được xem là mỹ phẩm và việc công bố tính năng của mỹ phẩm cần lưu ý điều gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Những sản phẩm không được xem là mỹ phẩm?

Theo Mục 1 Công văn 1609/QLD-MP năm 2012 quy định về phân loại sản phẩm mỹ phẩm như sau:

Về phân loại sản phẩm mỹ phẩm
...
Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong, …) thì không được phân loại là mỹ phẩm.
...

Theo đó, để xác định một sản phẩm không được xem là mỹ phẩm sẽ dựa trên đặc tính của sản phẩm đó và đặc tính của mỹ phẩm.

Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả

Do đó, đối với những sản phẩm không đáp ứng được điều kiện về đặc tính của mỹ phẩm sẽ không được xem là mỹ phẩm.

Cụ thể những sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm

Ngoài ra, những sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể cũng không được xem là mỹ phẩm

Một số sản phẩm dễ bị nhầm lẫn là mỹ phẩm như:

- Nước hoa xịt phòng, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng;

- Lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy;

- Gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong;

- Dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể;

- Sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương,…

Những sản phẩm không được xem là mỹ phẩm? Quy định về công bố tính tăng và mục đích sử dụng của mỹ phẩm như thế nào?

Những sản phẩm không được xem là mỹ phẩm? Quy định về công bố tính tăng và mục đích sử dụng của mỹ phẩm như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về công bố tính tăng và mục đích sử dụng của mỹ phẩm như thế nào?

Theo Mục 2 Công văn 1609/QLD-MP năm 2012 quy định về công bố tính năng, mục đích sử dụng sản phẩm mỹ phẩm như sau:

Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm.

Dưới đây là một số từ, cụm từ thường gặp không được chấp nhận trong việc công bố tính năng mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm:

Tuy nhiên, đây không được xem là một danh sách đầy đủ, quyết định cuối cùng vẫn là của cơ quan quản lý

Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị" không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm

Những sản phẩm có mục đích sử dụng khử trùng, khử khuẩn, kháng khuẩn chỉ được chấp nhận phù hợp với tính năng sản phẩm mỹ phẩm nếu được công bố là công dụng thứ hai của sản phẩm.

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm những gì?

Theo Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT quy định về hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:
1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:
a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:
....
b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
- CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:
+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
+ Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;
- CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).

- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Trân trọng!

Quảng cáo mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo mỹ phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn mỹ phẩm là gì? Kích thước và hình thức của nhãn mỹ phẩm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì? Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm theo quy định hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải mỹ phẩm không? Thực phẩm chức năng nào phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người?
Hỏi đáp Pháp luật
Những sản phẩm không được xem là mỹ phẩm? Quy định về công bố tính tăng và mục đích sử dụng của mỹ phẩm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí trong lĩnh vực dược mỹ phẩm năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo mỹ phẩm được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nào? Quảng cáo mỹ phẩm bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo mỹ phẩm phải đáp ứng điều kiện nào? Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo mỹ phẩm như thế nào cho đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp quảng cáo mỹ phẩm có nội dung về công dụng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo mỹ phẩm
Chu Tường Vy
1,860 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo mỹ phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào