Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình thì xử lý như thế nào?
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình thì xử lý như thế nào?
- Nguyên tắc khi cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình gồm những gì?
- Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp nào?
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình thì xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 12 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
.....
2. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình:
a) Bị áp dụng các biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm chi trả chi phí: Thuê phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại, thuê luật sư, thuê người bảo vệ và các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho người bị bạo lực gia đình. Việc chi trả theo quy định của pháp luật về tài chính; trường hợp pháp luật về tài chính chưa quy định thì thực hiện theo hóa đơn, chứng từ thực tế;
c) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
....
Như vậy, đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình thì xử lý như sau:
- Bị áp dụng các biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm tiếp xúc; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quy định.
- Bên cạnh đó người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm chi trả chi phí:
+ Thuê phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại,
+ Thuê luật sư,
+ Thuê người bảo vệ và các chi phí theo quy định cho người bị bạo lực gia đình.
Lưu ý: Việc chi trả theo quy định của pháp luật về tài chính.
Trường hợp pháp luật về tài chính chưa quy định thì thực hiện theo hóa đơn, chứng từ thực tế;
- Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam như nêu trên được thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam,
Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc khi cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi cấm tiếp xúc như sau:
Nguyên tắc khi cấm tiếp xúc
1. Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.
2. Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.
Như vậy, nguyên tắc khi cấm tiếp xúc đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình gồm có:
- Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.
- Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
...
Như vậy, người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
- Gia đình có việc cưới, việc tang;
- Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?