Trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp nào?
Trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau:
+ Tội giết người
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
+ Tội hiếp dâm
+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
+ Tội cưỡng dâm
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Tội mua bán người
+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi
+ Tội cướp tài sản
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
+ Tội cưỡng đoạt tài sản
+ Tội cướp giật tài sản
+ Tội trộm cắp tài sản
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy
+ Tội chiếm đoạt chất ma túy
+ Tội tổ chức đua xe trái phép
+ Tội đua xe trái phép
+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
+ Tội khủng bố
+ Tội cướp biển
+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi sau và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
+ Thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
+ Chiếm giữ trái phép tải sản;
+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
+ Gây rối trật tự công cộng;
+ Trộm cắp tài sản;
+ Đánh bạc;
+ Lừa đảo;
+ Đua xe trái phép
Trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Học sinh trường giáo dưỡng có tiêu chuẩn định lượng lương thực mỗi tháng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định học sinh trường giáo dưỡng có tiêu chuẩn định lượng lương thực mỗi tháng như sau:
- 17 kg gạo tẻ;
- 1,2 kg thịt lợn;
- 1,2 kg cá;
- 0,5 kg đường;
- 0,75 lít nước mắm;
- 0,1 kg bột ngọt;
- 0,5 kg muối;
- 15 kg rau xanh;
- 0,2 lít dầu ăn;
- Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
- Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Ngoài ra, trong các ngày lễ, Tết học sinh được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Đối với học sinh ôm đau, bệnh tật thì hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?